Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Là một trong 06 vùng kinh tế – xã hội của Việt Nam, Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của Vùng chưa tương xứng với tiềm năng, vì vậy rất cần sự định hướng sát sao hơn nữa của Đảng và Nhà nước cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bạn đang xem: Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng
Để góp phần phát huy lợi thế kinh tế của Vùng, đặc biệt là kết nối giữa các doanh nghiệp trong vùng, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, tạo hiệu quả lan tỏa cho Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Ban kinh Tế Trung ương; UBND tỉnh Phú Thọ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức Diễn đàn: Đầu tư phát triển trung du và miền núi phía Bắc.
Tới tham dự chương trình, về phía lãnh đạo các bộ ngành TW có: Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ.
Về phía các đơn vị chỉ đạo tổ chức thực hiện có: PGS TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban, Ban Kinh tế TƯ; TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch thường trực VCCI.
Về phía các tỉnh thành Trung du và Miền núi phía bắc có: Ông Chẩu Văn Lâm – Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư tỉnh Tuyên Quang; Ông Đỗ Đức Duy, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư tỉnh Yên Bái; Ông Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH TW Đảng , Bí Thư tỉnh Hòa Bình; Ông Ngô Văn Tuấn – Bí thư Hoà Bình; Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng, Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang; Ông Nguyễn Long Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; Ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng; Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; Ông Quách Tất Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; Ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
Xem thêm : CÂY DỪA – CÂY CỦA SỰ SỐNG
Về phía tỉnh Phú Thọ có: Ông Bùi Minh Châu – Ủy viên BCH TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Ông Bùi Văn Quang – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.
Về phía các tổ chức quốc tế có sự tham dự của Tham tán Đại sứ quán Kazakhstan; Bí thư thứ hai Phòng kinh tế thương mại Đại sứ quán Lào.
Về phía các chuyên gia có: Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng Cục trưởng – Tổng Cục trưởng Cục Thống Kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch – Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch; Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT); Ông Lê Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương.
Về phía các hiệp hội doanh nghiệp có các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Hơn 200 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các doanh nghiệp của 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Cùng đông đảo các phóng viên báo chí đã đến tham dự và đưa tin.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, báo chí quốc tế nói đến cạnh tranh và hội nhập, còn ở trong nước, chúng ta cũng nói nhiều về cạnh tranh và hợp tác phát triển. “Cạnh tranh và hợp tác là hai mặt của vấn đề, nâng cao năng lực canh tranh là để hợp tác tốt hơn. Không ai có năng lực cạnh tranh tốt nếu như không có liên kết tốt” – Chủ tịch VCCI nói.
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, thời gian qua chúng ta chỉ nói nhiều đến thi đua, cạnh tranh nhưng năng lực hợp tác đang rất yếu. Liên kết yếu là điểm nghẽn trong kinh tế Việt Nam.
Trong 16 năm qua, cùng dự án PCI và các hoạt động khác thì VCCI đã kết hợp cùng các địa phương để thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, tăng thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. VCCI đã có những nỗ lực bước đầu để liên kết vùng thông qua các chương trình thúc đẩy kinh tế vùng, hội đồng doanh nghiệp vùng, mạng lưới tổ chức xúc tiền đầu tư du lịch ở các vùng như Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ… các hoạt động này mang lại kết quả bước đầu.
Xem thêm : Tháo bỏ yếm xe máy khi lưu thông có bị xử phạt?
Chỉ số PCI của các địa phương đã được cải tiến nhiều năm qua nhưng tính liên kết vùng chưa được cải thiện bao nhiêu. “Tôi mong rằng sắp tới chỉ số năng lực cạnh tranh thì cần hơn nữa chỉ số liên kết vùng, chỉ số hợp tác” – ông Lộc nói.
Hiện nay các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hay các diễn đàn kinh tế, tổ chức xúc tiến hiện nay các địa phương chỉ tổ chức riêng lẻ, do vậy cần những hội nghị liên kết, diễn đàn chung. Để thu hút doanh nghiệp đầu tư, cần hơn nữa tầm nhìn vùng, tầm nhìn cả nước, tổ chức hội nghị xúc tiến liên kết chung.
Do đó “chúng tôi mong muốn tiếp tục khởi động cả vùng để cộng hưởng, tích hợp cùng các địa phương. Chúng tôi hi vọng các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc chung tay cùng chúng tôi để phát huy năng lực liên kết của các doanh nghiệp”.
Riêng Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc chiếm gần 1/3 diện tích cả nước và có chiếm ¼ lượng vốn đầu tư của nhà nước mỗi năm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vẫn là một trong những vùng trũng của việc phát triển, một trong những vùng khó khăn nhất cả nước. Nguy cơ tụt hậu của vùng ngày càng lớn.
Và một trong những lý do là lực lượng doanh nghiệp trong vùng còn chưa phát triển, mật độ doanh nghiệp của vùng chưa bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Và có tới 8 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc góp mặt trong nhóm 10 tỉnh có số doanh nghiệp hoạt động thấp nhất cả nước. Trong xếp hạng PCI của VCCI, đa số các tỉnh thuộc vùng này nằm ở trong nhóm khá và trung bình, trong 10 tỉnh có xếp hạng thấp nhất thì có 5 tỉnh thuộc vùng này.
Do đó, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng cần hoàn thiện các quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng về giao thông, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là chìa khóa thành công của sự phát triển của vùng.
Vấn đề hoàn thiện các quy hoạch phát triển, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cần lưu ý đến liên kết chuỗi trong vùng, trong việc hình hành các khu kinh tế và các dự án phát triển. Ví dụ cơ chế hình thành phát triển chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn hài hòa với phát triển nông nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái tâm linh; đồng thời tận dụng lợi thế cửa khẩu để phát triển kinh tế cửa khẩu.
Cập nhật ngày 20/4/2021.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/03/2024 16:54
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…