Câu hỏi: Quyền nhân thân là gì?
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bạn đang xem: LUẬT ĐẠI TÂM
Quyền nhân thân là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia).
* Đặc điểm của quyền nhân thân:
– Thứ nhất, quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác.
– Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh thần mang lại.
– Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.
– Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.
* Ý nghĩa của quyền nhân thân:
Việc quy định quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền nhân thân trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.
Quyền nhân thân có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người bị xâm hại. Việc bảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.
* Phân loại quyền nhân thân:
- Dựa vào căn cứ phát sinh các quyền nhân thân có thể phân loại thành:
+ Nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản.
+ Nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân được phân thành các nhóm sau đây:
+ Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể.
+ Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân.
+ Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể.
+ Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân.
+ Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
- Dựa vào thời gian bảo hộ các quyền nhân thân được phân loại thành:
+ Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
Xem thêm : 10 công thức tắm trắng tại nhà an toàn hiệu quả
+ Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn.
* Phân biệt quyền nhân thân và quan hệ nhân thân:
Quyền nhân thân là tiền đề hình hành nên quan hệ nhân thân.
– Quyền nhân thân: Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; Trong Bộ luật dân sự thì quyền nhân thân được quy định từ Điều 25 đền Điều 39.
– Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người về một một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật – là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Có các quy định về quyền nhân thân mới có thể phát sinh quan hệ nhân thân.
– Cơ sở phát sinh:
+ Quyền nhân thân là quyền được pháp luật ban hành hoặc thừa nhận cho các chủ thể. Do vậy quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân.
+ Không giống như quyền nhân thân để xác lập nên quan hệ nhân thân bên cạnh việc phải căn cứ xem đó có phải là các quyền nhân thân đã được quy định trong luật hay không thì nó còn đòi hỏi khi tham gia quan hệ phải có năng lực hành vi chủ thể cũng như là sự kiện pháp lý. Tức là trong quan hệ nhân thân thì bên cạnh chỉ có quyền nhân thân được đề cập tới mà các quy phạm pháp luật dân sự khác nói chung (ví dụ như độ tuổi, năng lực hành vi dân sự …) cũng được xem xét xem liệu có phát sinh quan hệ nhân thân hay không.
Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp