Categories: Tổng hợp

Tổng hợp từ A đến Z mọi thông tin liên quan đến mâm quả cưới

Published by

Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Ngoài lễ nghĩa và lễ vật thì đây còn là cách thể hiện sự tôn trọng của nhà trai và sự cảm ơn công ơn nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái để đến thời điểm hiện tại họ được rước về làm dâu và thêm thành viên cho gia đình của mình. Mâm quả cưới là phần quan trọng nhất của một đám cưới được cả nhà trai và nhà gái rất xem trọng. Cần tìm hiểu chi tiết về mâm quả cưới để có thể chuẩn bị tươm tất, chu đáo trước khi đến dạm hỏi, chuẩn bị rước dâu tại nhà gái.

Yw5yF5qLm1CrBtcxAJfpYVgA6XVT3ldaP255UAPl54nlI0CYY_1Pb_ZJxvk1j6AUWAEejJVf5p1xZ95Yc0tS3oITkHDDJzATraTn3OMivizPTqIidYM3KHVb7TSkKzVlZr3BWpjJ_NE4SBLM-5wjSw

Tìm hiểu về mâm quả cưới và sự độc đáo của lễ vật truyền thống Việt Nam

Mâm quả cưới là gì?

Mâm quả cưới là những lễ vật mà nhà trai chuẩn bị để mang đến nhà gái trong lễ dạm hỏi, lễ rước dâu. Mâm quả cưới sẽ được chuẩn bị đầu đủ từ cau trầu rượu cho đến bánh và trái cây cùng với một số lễ vật khác. Chuẩn bị mâm quả cưới càng hoành tráng càng thể hiện được sự tôn trọng của nhà trai đến nhà gái và sự quan tâm đặc biệt, dành trọn yêu thương của chú rể đến với cô dâu của mình.

Ý nghĩa của mâm quả cưới

  • Mâm quả cưới thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt từ xa xưa cho đến nay. Đây là cách để thể hiện sự kết nối hôn nhân giữa nhà trai và nhà gái. Đây là một hình thức mang tính tâm linh để báo cáo với tổ tiên, ông bà trong ngày lễ trọng đại của con cháu.

  • Mâm quả cưới thể hiện sự quan tâm, cám ơn và trân trọng của nhà trai đến nhà gái. Đây cũng thể hiện cho lời thông báo cũng như xin phép được rước cô dâu về với gia đình nhà trai.

  • Mâm quả cưới còn là hình thức thể hiện ra bên ngoài để làm đẹp mặt, đẹp lòng cho gia đình trai gái hai bên với họ hàng và quan khách tham gia tiệc cưới. Điều này sẽ tránh được sự đàm tiếu của “thiên hạ’ vì lễ vật “kém sang”. Đặc biệt, nếu đầu tư mạnh vào mâm quả cưới còn nhận về được lời khen đặc biệt và lưu truyền lâu trong bà con dòng họ về sự chu tất của nhà trai. Nhà gái sẽ cảm nhận được tấm thịnh tình của nhà trai cũng như “nở mày nở mặt” vì công nuôi dưỡng con gái của mình.

Mâm quả cưới gồm những gì?

Mâm quả cưới tùy vào số lượng mà nhà trai muốn đưa đến nhà gái để gồm nhiều lễ vật khác nhau. Dưới đây là những lễ vật “bất thành văn” không thể thiếu trong mâm quả cưới. Ngoài những lễ vật này thì nhà trai còn có thể chuẩn bị thêm nhiều mâm quả khác theo ý thích và nhu cầu của mình. Về cơ bản cần phải có những loại mâm quả cưới như:

1. Mâm trầu cau

Mâm cau trầu là lễ vật đầu tiên không thể thiếu trong mâm quả cưới. Miếng trầu là đầu câu chuyện, là lễ vật để khởi đầu cho mối liên kết giữa hai bên gia đình và bàn chuyện nên duyên cho đôi trẻ. Cau trầu còn là biểu tượng cho một chứng nhân tình yêu bền chặt. Khi cau và trầu hòa quyện thêm chút vôi sẽ tạo thành màu đỏ tươi như màu của tình yêu.

Thông thường, mâm cau trầu sẽ được dùng 105 trái cau để tượng trưng cho ý nghĩa “Trăm năm hạnh phúc”. Để tránh được điềm xấu “bạc như vôi” thì vôi trong các mâm trầu cau này cũng được dùng vôi hồng thay cho vôi trắng.

Những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mâm quả cưới

2. Mâm trái cây

Mâm trái cây thường được kết hợp với 5 loại trái cây khác nhau để tượng trưng cho sự ngọt ngào, tươi mới trong tình yêu và cầu mong đôi uyên ương sẽ luôn gặp may mắn.

Ngoài ra, mâm trái cây cũng là lễ vật dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính trong các lễ hỏi, cưới. Thông thường mâm trái cây sẽ được kết thêm một vài loại hoa để tạo nên hình tượng đẹp đẽ.

3. Mâm bánh trái

Mâm bánh trái truyền thống sẽ gồm 105 chiếc bánh phu thê, tượng trưng cho sự kết bền của đôi phu thê trong ngày cưới. Mỗi miền khác nhau còn biến tấu mâm bánh trái này thành bánh cốm hoặc bánh kem, bánh ngọt được gói trong các hộp giấy thiết kế phong cách hiện đại.

Các gia đình có điều kiện vừa làm 105 bánh phu thê, vừa chuẩn bị thêm bánh kem 3 tầng và đi kèm thêm 2 mâm bánh ngọt có hộp giấy đẹp trang trí bên ngoài. Những mâm quả này có thể được kết với ngọc trai, hoa tươi để làm cho chúng trở nên hoành tráng và đẹp mắt hơn.

4. Mâm trà -rượu

Cau trầu, bánh trái, trà rượu là những lễ vật cơ bản và quan trọng không thể thiếu trong mâm quả cưới. Mâm trà rượu ngày nay cũng được kết rất đẹp với trà và rượu được bọc ngoài những bao bì gói có tính nghệ thuật cao. Những gia đình có điều kiện còn làm 2 mâm trà rượu thay vì tượng trưng chỉ 1 mâm.

Cuộc sống hiện đại làm cho mâm trà rượu cũng có sự biến đổi. Một số gia đình sẽ chọn trà hạng sang kết hợp với rượu ngoại thay vì các loại rượu trắng thông thường.

5. Mâm gà – xôi – heo quay

Nhà trai thường chọn mâm gà xôi hoặc heo quay – xôi. Mâm xôi sẽ được dùng màu đỏ cam như màu son được nhuộm từ gấc để thể hiện sự sắt son chung thủy của vợ chồng. Một số nơi sẽ chọn heo quay con to có 2 người khiêng để thể hiện sự hoành tráng.

Một số gia đình ăn chay hoặc có quan điểm về sát sinh trong ngày cưới sẽ không mang đến điềm lành lại chọn mâm xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc kết hợp với nem chả để thể hiện sự tôn trọng trong lễ vật cưới hỏi.

Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Ngoài lễ nghĩa và lễ vật thì đây còn là cách thể hiện sự tôn trọng của nhà trai và sự cảm ơn công ơn nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái để đến thời điểm hiện tại họ được rước về làm dâu và thêm thành viên cho gia đình của mình. Mâm quả cưới là phần quan trọng nhất của một đám cưới được cả nhà trai và nhà gái rất xem trọng. Cần tìm hiểu chi tiết về mâm quả cưới để có thể chuẩn bị tươm tất, chu đáo trước khi đến dạm hỏi, chuẩn bị rước dâu tại nhà gái.

Tìm hiểu về mâm quả cưới và sự độc đáo của lễ vật truyền thống Việt Nam

Mâm quả cưới là gì?

Mâm quả cưới là những lễ vật mà nhà trai chuẩn bị để mang đến nhà gái trong lễ dạm hỏi, lễ rước dâu. Mâm quả cưới sẽ được chuẩn bị đầu đủ từ cau trầu rượu cho đến bánh và trái cây cùng với một số lễ vật khác. Chuẩn bị mâm quả cưới càng hoành tráng càng thể hiện được sự tôn trọng của nhà trai đến nhà gái và sự quan tâm đặc biệt, dành trọn yêu thương của chú rể đến với cô dâu của mình.

Ý nghĩa của mâm quả cưới

  • Mâm quả cưới thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt từ xa xưa cho đến nay. Đây là cách để thể hiện sự kết nối hôn nhân giữa nhà trai và nhà gái. Đây là một hình thức mang tính tâm linh để báo cáo với tổ tiên, ông bà trong ngày lễ trọng đại của con cháu.

  • Mâm quả cưới thể hiện sự quan tâm, cám ơn và trân trọng của nhà trai đến nhà gái. Đây cũng thể hiện cho lời thông báo cũng như xin phép được rước cô dâu về với gia đình nhà trai.

  • Mâm quả cưới còn là hình thức thể hiện ra bên ngoài để làm đẹp mặt, đẹp lòng cho gia đình trai gái hai bên với họ hàng và quan khách tham gia tiệc cưới. Điều này sẽ tránh được sự đàm tiếu của “thiên hạ’ vì lễ vật “kém sang”. Đặc biệt, nếu đầu tư mạnh vào mâm quả cưới còn nhận về được lời khen đặc biệt và lưu truyền lâu trong bà con dòng họ về sự chu tất của nhà trai. Nhà gái sẽ cảm nhận được tấm thịnh tình của nhà trai cũng như “nở mày nở mặt” vì công nuôi dưỡng con gái của mình.

Mâm quả cưới gồm những gì?

Mâm quả cưới tùy vào số lượng mà nhà trai muốn đưa đến nhà gái để gồm nhiều lễ vật khác nhau. Dưới đây là những lễ vật “bất thành văn” không thể thiếu trong mâm quả cưới. Ngoài những lễ vật này thì nhà trai còn có thể chuẩn bị thêm nhiều mâm quả khác theo ý thích và nhu cầu của mình. Về cơ bản cần phải có những loại mâm quả cưới như:

1. Mâm trầu cau

Mâm cau trầu là lễ vật đầu tiên không thể thiếu trong mâm quả cưới. Miếng trầu là đầu câu chuyện, là lễ vật để khởi đầu cho mối liên kết giữa hai bên gia đình và bàn chuyện nên duyên cho đôi trẻ. Cau trầu còn là biểu tượng cho một chứng nhân tình yêu bền chặt. Khi cau và trầu hòa quyện thêm chút vôi sẽ tạo thành màu đỏ tươi như màu của tình yêu.

Thông thường, mâm cau trầu sẽ được dùng 105 trái cau để tượng trưng cho ý nghĩa “Trăm năm hạnh phúc”. Để tránh được điềm xấu “bạc như vôi” thì vôi trong các mâm trầu cau này cũng được dùng vôi hồng thay cho vôi trắng.

Những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mâm quả cưới

2. Mâm trái cây

Mâm trái cây thường được kết hợp với 5 loại trái cây khác nhau để tượng trưng cho sự ngọt ngào, tươi mới trong tình yêu và cầu mong đôi uyên ương sẽ luôn gặp may mắn.

Ngoài ra, mâm trái cây cũng là lễ vật dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính trong các lễ hỏi, cưới. Thông thường mâm trái cây sẽ được kết thêm một vài loại hoa để tạo nên hình tượng đẹp đẽ.

Mâm trái cây trong mâm quả cưới

3. Mâm bánh trái

Mâm bánh trái truyền thống sẽ gồm 105 chiếc bánh phu thê, tượng trưng cho sự kết bền của đôi phu thê trong ngày cưới. Mỗi miền khác nhau còn biến tấu mâm bánh trái này thành bánh cốm hoặc bánh kem, bánh ngọt được gói trong các hộp giấy thiết kế phong cách hiện đại.

Các gia đình có điều kiện vừa làm 105 bánh phu thê, vừa chuẩn bị thêm bánh kem 3 tầng và đi kèm thêm 2 mâm bánh ngọt có hộp giấy đẹp trang trí bên ngoài. Những mâm quả này có thể được kết với ngọc trai, hoa tươi để làm cho chúng trở nên hoành tráng và đẹp mắt hơn.

4. Mâm trà -rượu

Cau trầu, bánh trái, trà rượu là những lễ vật cơ bản và quan trọng không thể thiếu trong mâm quả cưới. Mâm trà rượu ngày nay cũng được kết rất đẹp với trà và rượu được bọc ngoài những bao bì gói có tính nghệ thuật cao. Những gia đình có điều kiện còn làm 2 mâm trà rượu thay vì tượng trưng chỉ 1 mâm.

Cuộc sống hiện đại làm cho mâm trà rượu cũng có sự biến đổi. Một số gia đình sẽ chọn trà hạng sang kết hợp với rượu ngoại thay vì các loại rượu trắng thông thường.

5. Mâm gà – xôi – heo quay

Nhà trai thường chọn mâm gà xôi hoặc heo quay – xôi. Mâm xôi sẽ được dùng màu đỏ cam như màu son được nhuộm từ gấc để thể hiện sự sắt son chung thủy của vợ chồng. Một số nơi sẽ chọn heo quay con to có 2 người khiêng để thể hiện sự hoành tráng.

Một số gia đình ăn chay hoặc có quan điểm về sát sinh trong ngày cưới sẽ không mang đến điềm lành lại chọn mâm xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc kết hợp với nem chả để thể hiện sự tôn trọng trong lễ vật cưới hỏi.

Mâm gà trong mâm hoa quả cưới

6. Mâm quần áo

Những thập niên trước còn có mâm quần áo dành tặng cho cô dâu. Mâm này sẽ gồm áo dài, vải hoặc một số vàng bạc. Ngày nay khi hiện đại hơn thì mâm quần áo này gần như không còn mà thay vào đó là ba mẹ chồng sẽ dùng tiền bỏ vào phong bì để trao tặng cho cô dâu.

Một số vùng miền sẽ có tiền cheo và một số lễ vật khác. Tùy vào từng vùng miền để có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, 5 mâm quả cưới mà chúng tôi chia sẻ ở trên là gần như miền nào cũng có.

Những nét đặc trưng của mâm quả cưới ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Tùy theo đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, điều kiện kinh tế của từng gia đình và sự chú trọng bao nhiêu tâm huyết vào mâm quả cưới để có thể chọn số mâm quả khác nhau. Tuy nhiên, cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều có một số quan điểm cố định về mâm quả cưới. Chẳng hạn như:

  • Phong tục miền Bắc thường quy định số mâm quả cưới phải là số lẻ 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả.

  • Phong tục miền Nam thường quy định số mâm quả cưới là số chẵn 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả.

  • Phong tục miền Trung thường quy định mâm quả cưới là số lẻ nhưng bắt đầu từ số 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả.

Miền Bắc thường chọn bánh cốm thay cho bánh phu thê hoặc cả hai. Miền Nam và miền Trung lại chuộng bánh phu thê. Nếu có điều kiện, một số gia đình còn làm thêm từ 1 đến 2 mâm bánh ngọt có hộp giấy đẹp ở bên ngoài.

Tham khảo mâm quả cưới đặc trưng của từng miền khác nhau

Điểm chung của mâm quả cưới ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Tuy vùng miền để có số mâm quả cưới khác nhau nhưng phần lễ nghĩa đều diễn ra theo thứ tự như sau:

  • Nhà trai chuẩn bị xuất phát đến nhà gái để tặng lễ vật cưới hỏi. Nhà trai nên kiểm tra lại lễ thật cẩn thận trước đi. Chú trọng bảo quản vật phẩm trên đường di chuyển để tránh dằn xóc và hư hỏng không đáng có.

  • Nhà trai và đoàn rước dâu (thường là phụ rể) bưng sính lễ cưới vào nhà gái để trao lễ vật. Dàn phụ dâu và gia đình nhà gái sẽ đơn sẵn để đón nhận lễ vật.

  • Những bậc tiền bối có vai trò lớn của hai bên gia đình sẽ gặp nhau để nói chuyện về lễ hỏi, cưới. Nhà trai sẽ đại diện để phát biểu về lễ vật và lý do đến nhà gái. Bên phía nhà gái cũng đại diện để nói đôi lời. Sau đó sẽ gọi cô dâu và chú rể bước vào trước bàn thờ gia tiên để ra mắt hai bên gia đình.

  • Cuối cùng nhà gái lại quả cho nhà trai để thể hiện sự kết nối và cảm ơn nhà trai. Đây cũng là một thủ tục xem như là tâm linh để kết nối sợi dây tình cảm giữa hai bên gia đình thông gia.

Gợi ý những mâm quả cưới đẹp nhất 2023

Mâm quả cưới hiện nay được nhiều đơn vị chuyên dịch vụ cưới hỏi cung cấp với nhiều sáng tạo giữa trên mâm quả cưới truyền thống để mang đến nhiều nét đặc sắc và thú vị hơn. Một trong những mâm quả cưới đẹp nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ bên dưới:

Mâm quả cưới với 6 mâm quả chuẩn người miền Nam

  • Mâm trầu cau

  • Mâm ngũ quả

  • Mâm bánh phu thê

  • Mâm trà rượu

  • Mâm xôi gấc trái tim

  • Mâm bánh sinh nhật và bánh ngọt

Mâm quả cưới 9 mâm quả chuẩn người miền Trung

  • 1 Mâm trầu cau

  • 2 Mâm ngũ quả hình rồng và hình phụng

  • 2 Mâm trà rượu

  • 1 mâm bánh phu thê

  • 1 mâm bánh ngọt được đóng trong các hộp giấy có tên cô dâu chú rể và ngày tổ chức sự kiện trọng đại (đám cưới, đám hỏi)

  • 1 Mâm xôi giấc + nem chả (hoặc heo quay)

  • 1 bánh kem có thông tin đám cưới hoặc đám hỏi.

Mâm quả cưới 7 quả chuẩn người miền Bắc

  • 1 Mâm trầu cau (105 quả)

  • 1 Mâm trái cây ngũ quả thông thường hoặc kết rồng phụng.

  • 1 Mâm bánh cốm

  • 1 Mâm rượu Vang đỏ và cặp trà

  • 1 Mâm xôi gấc trái tim

  • 1 Mâm heo quay

  • 1 bánh kem

Về cơ bản lễ vật sẽ bao gồm các mâm quả như trên. Tùy vào các nhà có điều kiện thì mâm quả cưới có thể nhiều hơn hoặc giản lược đi một số lễ vật không cần thiết.

Kết luận

Mâm quả cưới là đặc trưng văn hóa của người Việt, thể hiện truyền thống tốt đẹp về cả mặt tâm linh lẫn mặt tình cảm cũng như sự biết ơn của nhà trai đến công nuôi dưỡng của nhà gái. Mâm ngũ quả không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ cần chuẩn bị đến nhà gái mà chú rể cũng nên tìm hiểu và đầu tư kỳ công để thể hiện tấm chân tình, sự yêu thương vô bờ bến của mình đến cô dâu. Đây là biểu hiện đầu tiên của sự trân trọng người kết tóc xe duyên của mình và cảm ơn đến cha mẹ cô ấy đã có công nuôi dưỡng người vợ này của mình. Chúc chú rể và gia đình nhà trai sớm chọn được các mâm quả cưới phù hợp với quy mô đám cưới của mình để làm rạng danh gia đình nội ngoại hai bên!

6. Mâm quần áo

Những thập niên trước còn có mâm quần áo dành tặng cho cô dâu. Mâm này sẽ gồm áo dài, vải hoặc một số vàng bạc. Ngày nay khi hiện đại hơn thì mâm quần áo này gần như không còn mà thay vào đó là ba mẹ chồng sẽ dùng tiền bỏ vào phong bì để trao tặng cho cô dâu.

Một số vùng miền sẽ có tiền cheo và một số lễ vật khác. Tùy vào từng vùng miền để có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, 5 mâm quả cưới mà chúng tôi chia sẻ ở trên là gần như miền nào cũng có.

Những nét đặc trưng của mâm quả cưới ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Tùy theo đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, điều kiện kinh tế của từng gia đình và sự chú trọng bao nhiêu tâm huyết vào mâm quả cưới để có thể chọn số mâm quả khác nhau. Tuy nhiên, cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều có một số quan điểm cố định về mâm quả cưới. Chẳng hạn như:

  • Phong tục miền Bắc thường quy định số mâm quả cưới phải là số lẻ 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả.

  • Phong tục miền Nam thường quy định số mâm quả cưới là số chẵn 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả.

  • Phong tục miền Trung thường quy định mâm quả cưới là số lẻ nhưng bắt đầu từ số 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả.

Miền Bắc thường chọn bánh cốm thay cho bánh phu thê hoặc cả hai. Miền Nam và miền Trung lại chuộng bánh phu thê. Nếu có điều kiện, một số gia đình còn làm thêm từ 1 đến 2 mâm bánh ngọt có hộp giấy đẹp ở bên ngoài.

Tham khảo mâm quả cưới đặc trưng của từng miền khác nhau

Điểm chung của mâm quả cưới ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Tuy vùng miền để có số mâm quả cưới khác nhau nhưng phần lễ nghĩa đều diễn ra theo thứ tự như sau:

  • Nhà trai chuẩn bị xuất phát đến nhà gái để tặng lễ vật cưới hỏi. Nhà trai nên kiểm tra lại lễ thật cẩn thận trước đi. Chú trọng bảo quản vật phẩm trên đường di chuyển để tránh dằn xóc và hư hỏng không đáng có.

  • Nhà trai và đoàn rước dâu (thường là phụ rể) bưng sính lễ cưới vào nhà gái để trao lễ vật. Dàn phụ dâu và gia đình nhà gái sẽ đơn sẵn để đón nhận lễ vật.

  • Những bậc tiền bối có vai trò lớn của hai bên gia đình sẽ gặp nhau để nói chuyện về lễ hỏi, cưới. Nhà trai sẽ đại diện để phát biểu về lễ vật và lý do đến nhà gái. Bên phía nhà gái cũng đại diện để nói đôi lời. Sau đó sẽ gọi cô dâu và chú rể bước vào trước bàn thờ gia tiên để ra mắt hai bên gia đình.

  • Cuối cùng nhà gái lại quả cho nhà trai để thể hiện sự kết nối và cảm ơn nhà trai. Đây cũng là một thủ tục xem như là tâm linh để kết nối sợi dây tình cảm giữa hai bên gia đình thông gia.

Gợi ý những mâm quả cưới đẹp nhất 2023

Mâm quả cưới hiện nay được nhiều đơn vị chuyên dịch vụ cưới hỏi cung cấp với nhiều sáng tạo giữa trên mâm quả cưới truyền thống để mang đến nhiều nét đặc sắc và thú vị hơn. Một trong những mâm quả cưới đẹp nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ bên dưới:

Mâm quả cưới với 6 mâm quả chuẩn người miền Nam

  • Mâm trầu cau

  • Mâm ngũ quả

  • Mâm bánh phu thê

  • Mâm trà rượu

  • Mâm xôi gấc trái tim

  • Mâm bánh sinh nhật và bánh ngọt

Mâm quả cưới 9 mâm quả chuẩn người miền Trung

  • 1 Mâm trầu cau

  • 2 Mâm ngũ quả hình rồng và hình phụng

  • 2 Mâm trà rượu

  • 1 mâm bánh phu thê

  • 1 mâm bánh ngọt được đóng trong các hộp giấy có tên cô dâu chú rể và ngày tổ chức sự kiện trọng đại (đám cưới, đám hỏi)

  • 1 Mâm xôi giấc + nem chả (hoặc heo quay)

  • 1 bánh kem có thông tin đám cưới hoặc đám hỏi.

Mâm quả cưới 7 quả chuẩn người miền Bắc

  • 1 Mâm trầu cau (105 quả)

  • 1 Mâm trái cây ngũ quả thông thường hoặc kết rồng phụng.

  • 1 Mâm bánh cốm

  • 1 Mâm rượu Vang đỏ và cặp trà

  • 1 Mâm xôi gấc trái tim

  • 1 Mâm heo quay

  • 1 bánh kem

Về cơ bản lễ vật sẽ bao gồm các mâm quả như trên. Tùy vào các nhà có điều kiện thì mâm quả cưới có thể nhiều hơn hoặc giản lược đi một số lễ vật không cần thiết.

Kết luận

Mâm quả cưới là đặc trưng văn hóa của người Việt, thể hiện truyền thống tốt đẹp về cả mặt tâm linh lẫn mặt tình cảm cũng như sự biết ơn của nhà trai đến công nuôi dưỡng của nhà gái. Mâm ngũ quả không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ cần chuẩn bị đến nhà gái mà chú rể cũng nên tìm hiểu và đầu tư kỳ công để thể hiện tấm chân tình, sự yêu thương vô bờ bến của mình đến cô dâu. Đây là biểu hiện đầu tiên của sự trân trọng người kết tóc xe duyên của mình và cảm ơn đến cha mẹ cô ấy đã có công nuôi dưỡng người vợ này của mình. Thời trang nam cao cấp Aristino chúc chú rể và gia đình nhà trai sớm chọn được các mâm quả cưới phù hợp với quy mô đám cưới của mình để làm rạng danh gia đình nội ngoại hai bên!

This post was last modified on 14/02/2024 12:34

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago