- Góc giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn chè đậu đen được không?
- Lãnh hải là gì? Chiều rộng của lãnh hải? Chế độ pháp lý của lãnh hải?
- Bầu 3 tháng đầu ăn bí đỏ được không? Không phải cứ ăn càng nhiều là tốt
- Trà hoa cúc có lợi sữa không? 5 tác dụng của trà hoa cúc
- Sinh ngày 24/1 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 24/1
Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy
Theo Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền tổ chức Công an xã chính quy như sau:
– Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
2. Vị trí của Công an xã chính quy
Công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân;
Làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.
Xem thêm : Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Hướng dẫn gội đầu cho người sốt xuất huyết
(Điều 2 Nghị định 42/2021/NĐ-CP)
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và UBND các cấp về xây dựng Công an xã chính quy
3.1 Trách nhiệm của Bộ công an
– Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, xây dựng lực lượng, bảo đảm các điều kiện hoạt động và thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã chính quy.
– Trang bị phương tiện làm việc, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị phục vụ công tác của Công an xã chính quy theo quy định của pháp luật.
(Điều 9 Nghị định 42/2021/NĐ-CP)
3.2 Trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương
– Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.
– Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện nghị nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xây dựng Công an xã chính quy; rà soát các quy định có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với tổ chức và hoạt động của Công an xã chính quy.
Xem thêm : Đi bộ 1km, 2km, 3km, 4km, 5km, 6km giảm bao nhiêu calo?
(Điều 10 Nghị định 42/2021/NĐ-CP)
3.3 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
– Có phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý theo thẩm quyền đối với Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế.
– Giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.
– Bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã.
(Điều 11 Nghị định 42/2021/NĐ-CP)
Nguyễn Ngọc Quế Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp