AFTA là một trong số khu vực mậu dịch tự do trên thế giới được ký kết nhằm xây dựng nên một thị trường thống nhất trong khu vực và dịch vụ. Vậy AFTA chính xác là gì? Khi tham gia vào AFTA Việt Nam sẽ có cơ hội và thách thức như thế nào? Hãy cùng Thông Tiến Logistics tìm hiểu chi tiết nội dung dưới đây.
AFTA là chữ viết tắt của cụm từ Free Trade Area – khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Đây là hình thức liên kết quốc tế nhằm xây dựng, hình thành thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ để tạo nền tảng kết nối và phát triển trong khu vực.
Bạn đang xem: AFTA là gì? Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia AFTA
Các quốc gia nằm trong khu vực mậu dịch sẽ được giảm 0 – 5% thuế hay xóa bỏ thuế đối với hàng hóa và thủ tục hải quan vào nước trong khu vực. Những quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch vẫn được hưởng chế quyền độc tự do và vẫn có tự do tham gia vào các mối quan hệ hợp tác, thu thuế quan với những quốc gia khác ngoài khu vực mậu dịch.
Vào đầu những năm 90 khi chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo nên những thay đổi trong chính trị, kinh tế của các nước trong khu vực ASEAN. Thời điểm này, các quốc gia trong khối ASEAN gặp phải rất nhiều thách thức to lớn khó có thể vượt qua được như:
Để ứng phó với những thách thức trên, trong hội Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore năm 1992, Thái Lan đã đưa ra sáng kiến thành lập một Khu vực mậu dịch riêng. Và chính thức trong hội nghị này, đã đưa ra quyết định thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).
Ban đầu Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN chỉ có sự tham gia của 6 quốc gia đó là Thái Lan, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore (gọi tắt là ASEAN-6). Sau này, các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam được yêu cầu tham gia vào khối này. Có thể nói AFTA là một khối thương mại tự do cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và đối ngoại của các thành viên trong khối.
Mục đích chính khi thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN đó chính là xóa bỏ rào cản thuế quan giữa các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó là tăng lợi thế cạnh tranh của ASEAN với các nước trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.
Hiểu một cách nôm na là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là chất “xúc tác” giúp ASEAN trở thành cơ sở sản xuất lớn trên thế giới. Từ đó, sẽ trở thành một khu vực thu hút nguồn đầu tư và hợp tác đến từ nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
Trên thực tế công cụ chính để AFTA được thực thi đó là các chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Chương trình này được bắt đầu có hiệu lực thực hiện từ tháng 2 năm 1993.
Xem thêm : Dùng lá mít giải rượu – kinh nghiệm dân gian đơn giản, hiệu quả
Việc thực thi AFTA liên quan trực tiếp đến việc hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp hỗ trợ thương mại đầu tư. Các cơ chế, chính sách cạnh tranh bình đẳng và cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả.
Thành lập AFTA là nội dung nổi bật trong hợp tác kinh tế của ASEAN nhằm giữ vững và đẩy nhanh tốc độ phát triển giữa các nước thành viên và tăng tính cạnh tranh với khu vực khác trên thế giới.
Mục tiêu ban đầu của AFTA đề ta là 15 năm. Tuy nhiên, khi đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 tại Thái Lan năm 1994 đã quyết định rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA còn 10 năm.
Tháng 7/1995 Brunei kêu gọi thực hiện AFTA rút ngắn vào năm 2000, song đề nghị này không được chấp thuận. Bởi việc đẩy nhanh AFTA là nhanh chóng mở rộng Danh mục giảm thuế xuống 0%, chứ không chỉ dừng lại ở việc giảm đến 5% như thời điểm năm 2000.
Sau khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN và tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do AFTA, các nước trong khối ASEAN đã đồng ý cho Việt Nam có thêm 3 năm để thực hiện xong AFTA.
Có thể thấy việc thành lập AFTA không chỉ là dấu mốc lịch sử trong hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN, mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN trên thị trường quốc tế. Đồng thời biến khu vực này trở thành trung tâm thương mại và đầu tư hàng đầu thế giới.
Từ khi tham gia vào AFTA Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt về mặt kinh tế. Nó được thể hiện ở việc Việt Nam nhận được rất nhiều lợi thế để tăng trưởng về thương mại, kinh tế. Bên cạnh đó, cũng tạo được động lực để phát triển trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Tham gia vào AFTA, Việt Nam được giảm rất nhiều loại thuế quan, nhờ đó việc xuất khẩu hàng hóa cũng tăng trưởng mạnh.Hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu không chỉ làm đa dạng thêm hàng hóa trong nước và nhận được ủng hộ của rất nhiều người tiêu dùng trong nước.
Tham gia vào Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) vừa mang đến không ít cơ hội, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Cụ thể:
Xem thêm : Xào khoai tây với cà chua có độc không?
Trong vài năm trở lại đây, xu hướng đầu tư, mở rộng hiệp định AFTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho các nước thành viên ASEAN và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Khi tham gia vào AFTA mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội như:
Việc tham gia vào hiệp định AFTA tạo điều kiện cho sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Đồng thời, giúp Việt Nam mở rộng quy mô, hợp tác đoàn kết và hợp nhất trong mọi đàm phán.
Việc tham gia vào AFTA giúp Việt Nam thu hút được đầu tư từ những nước thừa vốn. Việc thu hút đầu tư từ nước ngoài cũng chính là điểm tựa giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật cho việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn một cách hiệu quả.
Điều này được thể hiện rõ hơn khi có đến 30% kim ngạch nhập khẩu của nước ta đều dựa vào các nước thành viên trong AFTA. Đồng thời, rất nhiều mặt hàng được giảm thuế từ 0 – 5% khi nhập khẩu cũng là cơ hội lớn cho việc thâm nhập thị trường mới.
Thông qua việc hội nhập sẽ tạo sức ép cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm để cân bằng lại giá cả để tạo thành một nền cơ cấu thích hợp. Nhờ đó, sẽ đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ và thu hẹp lại ngành nông nghiệp truyền thống so với trước đây.
Tham gia vào AFTA là nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển và ổn định nền kinh tế. Mặc dù tham gia vào AFTA mang đến rất nhiều cơ hội, song cũng gặp phải không ít thách thức như:
Trước hết, nền kinh tế của chúng ta chưa thực sự phát triển mạnh mẽ so với các nước cùng tham gia AFTA. Việc lưu chuyển hàng hóa là điều chúng ta chưa thực sự tham gia nên cần có sự cố gắng rất nhiều. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của hàng Việt với với hàng ngoại còn ở mức thấp dẫn đến việc hàng hóa của Việt Nam sản xuất ra không có nơi tiêu thụ.
Tham gia vào AFTA hàng hóa phải chịu không ít chi phí cho việc nhập khẩu nên giá cả hàng hóa sẽ cao hơn các nước thành viên. Chính vì thế, việc đầu tiên khi tham gia AFTA, Việt Nam cần có sự chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thuộc phần cắt giảm thuế CEPT. Đồng thời, đơn giản về thủ tục nhập khẩu, giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Hy vọng, những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về AFTA là gì? Cũng như những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA. Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi Thông Tiến Logistics để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/02/2024 13:12
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024