Công thức tính hao phí là gì? Công suất hao phí được tính và ứng dụng của nó trong ngành điện như thế nào? Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em cách tính chuẩn nhất nhé:
Hướng dẫn cách tính công suất hao phí
Công suất hao phí là dạng công suất toả nhiệt khi đang vận hành, một phần nhiệt này làm dây nóng lên và làm thay đổi đi điện trở.
Bạn đang xem: [Hướng Dẫn] Cách tính công suất hao phí điện chuẩn
→ Tại sao lại có hao phí?
Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát sinh của công suất hao phí được thể hiện như sau:
- Trong quá trình truyền tải điện năng có sự thay đổi do điện trở dây dẫn.
- Trong quá trình vận hành, quá trình nhiệt năng biến đổi thành điện năng sẽ làm dây dẫn nóng lên và tỏa nhiệt.
- Hao phí trên đường truyền tải chính là hao phí tỏa nhiệt trên đường dây.
→ Công thức tính công suất hao phí
Công thức tính công suất hao phí (ký hiệu p hao phí) giúp bạn tính toán công suất tỏa nhiệt sinh ra khi vận hành.
Công thức tính công suất suất này như sau:
Php = (R.P2)/ U2
Xem thêm : Khoáng sản chủ yếu ở mĩ latinh là
Trong đó, các ký hiệu trên tượng trưng cho:
- Php biểu thị cho công suất hao phí
- P biểu thị cho công suất
- R biểu thị cho điện trở dòng điện
- U biểu thị cho hiệu điện thế
→ Công suất hao phí trên đường dây tải điện
Công suất hao phí trên đường dây tải điện giúp cho anh em nắm được sự hao phí trong quá trình truyền tải. Từ đó, anh em dễ dàng đưa ra giải pháp để hạn chế sự hao phí, đưa hao phí về mức thấp nhất.
Công thức tính công suất hao phí được thể hiện bởi:
Php = (P2.R)/U2 = I2.R
Cụ thể trong đó:
- P là công suất thực tế của dòng điện.
- R là điện trở dòng điện.
- U là hiệu điện thế.
Cách giảm công suất điện năng hao phí
Theo công thức thể hiện ở trên, ta rút ra, để giảm công suất hao phí có 3 cách: giảm điện trở (R), tăng hiệu điện thế (U) hoặc tăng hệ số cosφ.
#1 Giảm điện trở (R)
Vì công thức tính điện trở nên chiều dài của dây dẫn đã xác định. Do đó, nếu anh em muốn giảm công suất hao phí bằng cách giảm R, có thể thực hiện bằng 2 cách sau:
- Giảm R bằng cách sử dụng loại dây dẫn khác có khả năng dẫn điện tốt hơn. Nhưng điều này sẽ làm tăng giá thành chế tạo.
- Sử dụng dây to hơn để tăng S. Nhưng điều này làm tăng khối lượng dây và cột đỡ, vì thế tăng giá thành chế tạo dây.
Tuy nhiên, nhìn chung nhược điểm của 2 cách này là khiến chi phí sản xuất tăng lên.
#2 Tăng hiệu điện thế (U)
Xem thêm : Mẹo đơn giản giữ chuối tươi lâu
Cách khác để giảm công suất hao phí là tăng hiệu điện thế, có thể ứng dụng thiết bị có tên máy biến thế. Mục đích của thiết bị này là hiệu chỉnh giá trị U (làm tăng lên), từ đó sẽ giảm đươc công suất.
Theo như công thức ở trên, khi tăng U lên n lần thì P(hp) giảm n2 lần. Do đó, hiệu quả của việc giảm hao phí sẽ tốt hơn so với phương án giảm R, vì thế cần chế tạo ra thiết bị có thể tăng hiệu điện thế (U) và thiết bị đó gọi là máy tăng thế.
Căn cứ vào các phân tích ở trên, dễ dàng nhận thấy phương án tăng U mang lại nhiều ưu điểm tốt hơn.
#3 Tăng hệ số công suất cosφ
Ngoài 2 cách trên, để giảm công suất hao phí, bạn có thể tăng giá trị của hệ số công suất cosφ. Bằng cách sử dụng các loại tụ điện đắt tiền tại các nơi tiêu thụ điện năng, Tuy nhiên, cách này khá khó thực hiện và không khả thi.
Gợi ý một số giải pháp giúp cho việc truyền tải điện năng đi xa
- Có thể dùng máy tăng thế trước khi tiến hành truyền tải để tăng hiệu điện thế
- Xây dựng hệ thống đường dây điện cao thế (110kV – 500kV), trung thế (11kV – 35kV) và hạ thế (220V – 380V) bao gồm: cột điện, dây dẫn,…..
→ Áp dụng tăng hiệu điện thế nên lưu ý gì?
Áp dụng việc tăng hiệu điện thế bằng hệ thống cao thế, trung thế, anh em cần chú ý và cẩn thận các quy định an toàn lao động, đồ bảo hộ đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt để tránh gây mất an toàn về điện và thiệt hại không đáng có.
Trên đây là một số cách giúp anh em hiểu về công suất hao phí. Hy vọng bài viết này góp một ít giải pháp để anh em có thể ứng dụng khi làm việc. Ngoài ra, để tham khảo các thiết bị điện liên quan, anh em có thể ghé vào trang chủ Mecsu để tham khảo ngay nhé, cám ơn anh em đã theo dõi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp