xDuLieu ⮞Cơ sở dữ liệu ⮞Khái quát về Cơ sở dữ liệu ⮞Các đối tượng tham gia vào hoạt động của cơ sở dữ liệu
Có nhiều người tham gia vào sự hoạt động của cơ sở dữ liệu với các vai trò khác nhau, với những mục đích khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ, những công việc khác nhau. Ta có thể chia các đối tượng này làm hai nhóm.
Bạn đang xem: Các đối tượng tham gia vào hoạt động của cơ sở dữ liệu
Xem thêm : Chia tài sản ly hôn có phải nộp thuế không? (Cập nhật 2023)
Nhóm thứ nhất là những người tương tác thường xuyên với CSDL (actors on the scene). Phần lớn công việc của nhóm này liên quan đến bản thân cơ sở dữ liệu. Thuộc nhóm này ta có những đối tượng chính sau:
- Quản trị cơ sở dữ liệu (database administrator hay DBA) có nhiệm vụ cấp quyền truy cập CSDL cho những người có liên quan và giám sát hoạt động của những người này, quản lý các phần cứng và phần mềm tương ứng, chịu trách nhiệm về tình trạng vận hành, về hỏng hóc, về an toàn của hệ CSDL.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu (database designer hay DBD) có nhiệm vụ xác định những dữ liệu nào cần được lưu trữ, cấu trúc của những dữ liệu ấy, phương pháp thể hiện và lưu trữ các dữ liệu này. Những nhân viên này cũng cần nắm bắt yêu cầu của những đối tượng khác (chủ yếu thuộc nhóm thứ nhất) để thiết kế cơ sở dữ liệu đáp ứng được một cách tốt nhất những yêu cầu ấy, thí dụ tạo ra những khung hiển thị dễ sử dụng, phù hợp, đáp ứng nhanh nhu cầu của người dùng, tạo ra các chương trình xử lý dữ liệu (tính toán, vẽ biểu đồ). Vai trò của những người thiết kế dữ liệu đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu, khi thiết kế và bắt đầu triển khai. Khi CSDL đã hoạt động ổn định, họ có thể chuyển sang các bộ phận khác.
- Người dùng cuối (end user) là những người cần tìm kiếm thông tin và cập nhật thông tin. Đây là đối tượng phục vụ chủ yếu của CSDL. Họ có thể là một người bên ngoài tổ chức như khách hàng, hay bên trong tổ chức như nhân viên phòng kế toán cần dữ liệu để lập bảng lương, hay nhân viên kho cần cập nhật nguyên liệu hay hàng hóa tồn kho. Họ cũng có thể là những chuyên gia, sử dụng dữ liệu để phân tích tình hình kinh doanh hay năng lực tài chính chẳng hạn.
Nhóm thứ hai thường được gọi là những nhân vật hậu trường (worker behind scene), làm việc chủ yếu với HQTCSDL và các chương trình ứng dụng. Nhóm này gồm có:
- Những người thiết kế và xây dựng các thành phần chính của HQTCSDL như các mođun để thực hiện các chức năng như truy vấn, tạo từ điển, truy xuất dữ liệu, thực hiện các giao tiếp với hệ điều hành, với các trình biên dịch của các ngôn ngữ, xây dựng các chương trình ứng dụng.
- Những người tạo nên các công cụ, các tiện ích bổ sung nhằm mở rộng, hay nâng cao các tính năng của hệ CSDL. Các công cụ, tiện ích này có thể là những thành phần bổ sung được cung cấp kèm theo phần mềm, hoặc ở dạng tùy chọn và được mua và/hoặc cài đặt riêng biệt.
- Những người cung cấp các dịch vụ có liên quan như bảo trì phần cứng, sửa chữa các hỏng hóc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/04/2024 22:35