Categories: Tổng hợp

[Giải Đáp] Ai phát minh ra bài tập về nhà và thi học kỳ?

Published by

Ai phát minh ra bài tập về nhà và ai là sáng người tạo ra thi học kỳ là hai câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này thì hãy cùng M5s News tìm hiểu đáp án ngay bên dưới nhé.

1. Bài tập về nhà bắt nguồn từ đâu?

Bài tập về nhà có nguồn gốc từ ý tưởng như một hình phạt dành cho học sinh không hiểu bài trên lớp. Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng đây là cách để học sinh có thể ôn lại và củng cố phần kiến thức đã được học ở trường. Thông qua bài tập giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn, nếu còn vấn đề nào thắc mắc có thể nhờ thầy cô giải đáp.

Ở thời điểm bài tập về nhà ra đời, họ quan niệm rằng đây là một phần bắt buộc trong đào tạo. Theo quan điểm đó, học sinh khó có thể tiếp thu toàn bộ kiến thức nếu không làm thêm bài tập khi về nhà. Bài tập về nhà được xem là một trong những hình thức làm việc độc lập và khả năng tự học cho học sinh.

Vậy ai phát minh ra bài tập về nhà? Hãy cùng M5s theo dõi phần tiếp sau đây nhé!

2. Ai là người phát minh ra bài tập về nhà?

Roberto Nevilis – một nhà sư phạm đến từ Ý được cho là người phát minh ra bài tập về nhà vào năm 1905. Ông xem bài tập về nhà là cầu nối kết nối giáo viên và học sinh gần lại với nhau hơn. Tuy nhiên, ban đầu ý tưởng này đã vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều bởi đây được xem là hình phạt cho những học sinh không hiểu bài được giảng trên lớp. Mặc dù vậy kể từ khi Roberto Nevilis phát minh ra bài tập về nhà, phương pháp này đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới và ngành giáo dục đã có một bước cải tiến đáng kể.

Tuy nhiên cũng có thông tin cho rằng ý tưởng bài tập về nhà đã có từ rất lâu trước đó. Theo đó bài tập về nhà được tạo ra trong thời đại La Mã cổ đại và thậm chí có thể sớm hơn. Vào thế kỷ I sau Công nguyên, Pliny the Younger – một giáo viên hùng biện, được cho là người đã phát minh, sáng tạo ra bài tập về nhà bằng cách yêu cầu mọi người tự luyện nói trước đám đông ở nhà. Việc này đã giúp họ trở nên tự tin và trôi chảy hơn trong các bài phát biểu của mình. Nhưng một số người cho rằng hình thức này không phải là loại bài tập viết mà học sinh phải làm ở nhà ngày nay.

3. Các loại bài tập về nhà phổ biến hiện nay

Dưới đây là 5 hình thức giao bài tập về nhà thường thấy nhất hiện nay:

  • Thực hành: Đây là dạng bài tập về nhà phổ biến nhất giúp học sinh củng cố kiến thức đã học trên trường.
  • Thí nghiệm: Đây là cách vận dụng kiến thức kết hợp với thực dụng để giải quyết một vấn đề nào đó. Ví dụ: trồng hạt đậu trong 3 môi trường khác nhau (ngập nước; vừa đủ nước và không tưới nước) để phân tích sự ảnh hưởng của nước đến sự phát triển ở thực vật.
  • Chuẩn bị: Loại bài tập này giới thiệu cho học sinh kiến thức mà các em sẽ được học trong tiết tới và yêu cầu các em phải đọc trước tài liệu.
  • Mở rộng: Khi giáo viên muốn học sinh áp dụng những gì đã học nhưng vẫn có một ít thách thức nhằm tăng khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Ví dụ, những bài tập toán nâng cao.
  • Tích hợp: Để củng cố kinh nghiệm cho học sinh, giáo viên sẽ tạo ra một yêu cầu đòi hỏi vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Một ví dụ nêu cảm nhận về quyển sách bất kỳ em đã được đọc.

4. Vì sao học sinh cần làm bài tập về nhà?

Những lợi ích của việc học tại nhà luôn được mọi người tranh luận suốt thời gian qua. Mặc dù một số người cho rằng không nên cho con trẻ làm bài tập về nhà nhưng số khác lại cho rằng bài tập về nhà mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. Sau đây là một số lợi ích của bài tập về nhà mà thực tiễn đã chứng minh:

  • Học tại nhà là điều thiết yếu giúp hoạt động giáo dục hiệu quả hơn. Đây là một cách để phát triển tính chủ động, độc lập và óc sáng tạo của học sinh.
  • Hình thành cho học sinh khả năng trích xuất thông tin cần thiết từ các nội dung, sách hướng dẫn, từ điển khác nhau và hình thành kỹ năng nghiên cứu của học sinh (so sánh, đối chiếu, sàng lọc, nêu giả thuyết,…).
  • Ôn tập lại kiến thức đã được học trên lớp và xác định liệu học sinh đã thực sự hiểu tất cả kiến thức hay chưa
  • Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì học tập tại nhà còn giúp thiết lập và cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về việc học hành.
  • Ngoài ra, ở các trường tiểu học, bài tập về nhà cũng góp phần cải thiện sự tự tin của trẻ em và rèn luyện tính kỷ luật. Ví dụ, trẻ có thể được yêu cầu thực hành thuyết trình về một chủ đề mà các bé quan tâm. Điều này giúp hình thành khả năng nói trước đám đông.

5. Tác hại của việc giao bài tập về nhà

Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại như hiện nay thì câu hỏi liệu bài tập về nhà có còn thực sự quan trọng nữa hay không đang được rất nhiều người người quan tâm. Đối với một số bố mẹ hiện nay không quá đề cao việc cho con trẻ làm bài tập về nhà.

Và cũng chưa có một nghiên cứu nào cho thấy làm bài tập về nhà có thể cải thiện hiệu suất học tập của học sinh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bài tập về nhà có lợi cho học sinh – miễn là giáo viên không giao quá nhiều cho học sinh.

Thời gian gần đây tại Việt Nam nổi lên rất nhiều vụ việc học sinh gặp áp lực trong học tập do lượng kiến thức quá nhiều dẫn đến các em bị trầm cảm và nguy hiểm hơn là tự tử. Quá nhiều bài tập về nhà có thể khiến học sinh bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, suy nhược cơ thể, thậm chí có thể khiến điểm thi thấp hơn. Mặt khác, làm quá nhiều bài tập về nhà có thể cắt giảm thời gian mà con trẻ dành để giao tiếp, chia sẻ và ở bên gia đình.

Bên cạnh đó, một tác hại dễ nhận thấy đó là làm giảm hoạt động thể chất do học sinh phải ngồi vào bàn học trong thời gian dài, thường là do giáo viên giao quá nhiều bài tập về nhà khiến chúng không có thời gian làm bất cứ việc gì khác.

Hãy lấy Phần Lan làm ví dụ điển hình về một quốc gia đã từ chối thành công việc giao bài tập về nhà cho học sinh. Trường học ở Phần Lan hiện nay hiếm khi giao bài tập về nhà cho học sinh, hoặc nếu có thì những bài tập này rất thú vị và có thể áp dụng vào thực tế.

Nó cho thấy rằng không làm bài tập về nhà không ngăn cản bạn vào đại học và kiếm được một công việc tử tế. Thông tin này rất đáng khích lệ và khiến bạn tin tưởng vào một ngày nào đó có thể đến trường mà không cần bài tập về nhà. Nhưng chờ đến thời điểm đó thì học sinh khắp nơi trên thế giới vẫn đang tiếp tục vật lộn với đống bài tập của mình.

6. Ai là người phát minh ra thi học kỳ?

Theo tài liệu lịch sử, thi học kỳ đã được phát minh bởi một doanh nhân và nhà từ thiện tên là là Henry Fischel vào cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, một số nguồn tài liệu khác lại cho rằng việc phát minh ra thi học kỳ do một người đàn ông khác có cùng tên, tức là Henry Fischel, ông là một giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Indiana vào đầu thế kỷ 20. Vậy ai là người phát minh ra thi học kỳ? Câu trả lời vẫn còn bị bỏ ngỏ do sự trùng hợp về tên họ và mốc thời gian khá sát nhau.

Theo Henry Fischel, mỗi học sinh đều có khả năng tiếp thu kiến thức trong một thời gian nhất định. Vì vậy, các trường học nên bắt đầu kiểm tra liệu học sinh có đủ điều kiện để nâng cao trình độ kiến thức lên mức cao hơn hay không.

Trong khi nhiều người gán cho những bài đánh giá học kỳ chính thức dành cho Henry Fischel, thì trên thực tế, quốc gia đầu tiên thực hiện khái niệm “thi cử” là Trung Quốc cổ đại. Để lựa chọn quan chức làm những công việc triều chính, triều đình đã tiến hành một cuộc đánh giá quy mô quốc gia dưới danh nghĩa là kỳ thi của hoàng gia vào năm 605 sau Công nguyên. Nhưng sau đó, vào năm 1905, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ bổ nhiệm thông qua các kỳ thi.

Qua bài viết này chắc hẳn M5sNews đã giải đáp được thắc mắc suốt bao năm ngồi trên ghế nhà trường của quý bạn đọc về việc ai phát minh ra bài tập về nhà cũng như ai là người sáng tạo ra thi học kì phải không nào. Chúng tôi mong đón nhận những sự quan tâm và đóng góp từ bạn đọc, nếu các bạn có câu hỏi thắc mắc hay vấn đề cần chia sẻ hãy để lại bình luận bên dưới cho M5sNews nhé!

This post was last modified on 18/01/2024 23:15

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

54 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

1 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

6 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

7 giờ ago