Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 17. Hợp chất hữu cơ chứa Nitơ. Được viết ngày Thứ hai, 22 Tháng 12 2014 22:40 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm
Aminoaxit hay axitamin là các hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử vừa có nhóm -COOH vừa có nhóm -NH2. Vì vậy aminoaxit vừa có tính chất bazơ của amin vừa có tính chất của axit hay aminoaxit là một chất lưỡng tính. Cần phải lưu ý rằng tất cả các aminoaxit đều là chất lưỡng tính nhưng môi trường của các dung dịch aminoaxit thì khác nhau:
Bạn đang xem: Học hóa online
– Nếu aminoaxit có số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH thì dung dịch có môi trường bazơ (làm quỳ tím chuyển sang màu xanh) như Lysin chẳng hạn.
– Nếu aminoaxit có số nhóm -COOH nhiều hơn số nhóm -NH2 thì dung dịch sẽ có môi trường axit (làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ) điển hình như axit glutamic.
– Hầu hết các aminoaxit trong phạm vi chương trình đều có 1 nhóm amin và 1 nhóm axit nên dung dịch có môi trường trung tính sẽ không làm đổi màu quỳ tím.
Các nhóm mang tính axit: -COOH và -NH3Cl; các nhóm mang tính bazơ tương ứng là -COONa và -NH2.
Trong phạm vi chương trình THPT các bạn cần nhớ công thức của các aminoaxit sau:
NH2-CH2-COOH Axit aminoaxetic (Glyxin hay glicocol)
Xem thêm : Phụ nữ gò má cao tốt hay xấu? Những cách khắc phục gò má cao
CH3-CH(NH2)-COOH Axit aminopropionic (Alanin)
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Axit α-aminoglutaric (axit Glutamic)
(CH3)2CHCH(NH2)COOH Axit α-aminoisovaleric (Valin)
NH2(CH2)4CH(NH2)COOH Axit α,ε – điaminocaproic (Lysin)
HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH Axit α-amino-β(p-hidroxiphenyl)propanoic (Tyrosin)
– Công thức tổng quát của aminoaxit là: R(NH2)x(COOH)y
– Phản ứng với axit:
R(NH2)x(COOH)y + xHCl → R(NH3Cl)x(COOH)y
Xem thêm : 25 phim ngắn tình cảm Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam hay nhất
– Phản ứng với bazơ:
R(NH2)x(COOH)y + yNaOH → R(NH2)x(COONa)y + y H2O
Ngoài ra phản ứng tự proton hóa tạo muối nội (ion lưỡng cực) cũng chứng tỏ aminoaxit có tính lưỡng tính.
Chú ý rằng sau phản ứng nếu cho sản phẩm tác dụng với axit hoặc bazơ thì:
R(NH3Cl)x(COOH)y + (x+y)NaOH → R(NH2)x(COONa)y + x NaCl + (x+y) H2O
R(NH2)x(COONa)y + (x+y) HCl → R(NH3Cl)x(COOH)y + y NaCl
Hochoaonline.net giới thiệu một số bài tập để các bạn tham khảo:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/02/2024 09:23
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…