Trên thực tế, “Ăn xổi ở thì” không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Cùng VOH giải thích thành ngữ “Ăn xổi ở thì” có nghĩa là gì để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa mà ông bà ta đã gửi gắm.
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ “Ăn xổi ở thì”, chúng ta cần hiểu “ăn xổi”, “ở thì” là gì?
Bạn đang xem: Giải thích thành ngữ “Ăn xổi ở thì” là gì?
Ăn là hành động đưa thức ăn vào cơ thể để nuôi sống, duy trì sự sống; ở chỉ nơi, chỗ, địa điểm sinh sống, sinh hoạt hàng ngày. Cả ăn và ở đều được xem là một trong những việc quan trọng của con người.
Như vậy câu thành ngữ “Ăn xổi ở thì” mà ông cha ta đã đúc kết nói về việc ăn ở tạm bợ trong một thời gian ngắn, ăn ở cho qua ngày, nay đây mai đó, được lúc nào hay lúc ấy.
Xem thêm: Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Ăn cơm chúa múa tối ngày’ có phải nói về thói lười biếng? Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ ‘ăn vóc học hay’ có nghĩa là gì? Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò” là gì?
Tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của thành ngữ “Ăn xổi ở thì”, bạn sẽ thấy người xưa khéo léo, tinh tế thế nào khi mượn sự việc trong cuộc sống để nhắc nhở con cháu.
Nhắc đến “xổi”, chúng ta thường liên tưởng đến các món ăn dân dã, quen thuộc như dưa muối xổi, cà muối xổi… (cách muối để mau chua, muối để nhanh được ăn) của người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Ngoài ra, còn có vay xổi (vay mượn tiền trong một thời gian ngắn rồi trả lại) để giải quyết những công việc cấp bách. Với những ý nghĩa này, “xổi” thực ra không hẳn là tiêu cực.
Thế nhưng khi đúc kết và sử dụng thành ngữ “Ăn xổi ở thì”, người xưa muốn chỉ trích, phê phán một lối sống, một lối suy nghĩ mà nhiều mắc phải. Đó là thiếu tính toán, chỉ quan tâm đến việc trước mắt, chỉ tính đến cái lợi ngắn ngủi chứ không suy tính đến sự lâu dài, bền vững, tương lai.
Đây là lối sống, lối suy nghĩ hời hợt, thiếu ổn định, không có tầm nhìn xa cũng như trách nhiệm, kỷ luật. Trái ngược với truyền thống coi trọng sự lâu bền, thủy chung, tình nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Vì sao cách sống, cách nghĩ “Ăn xổi ở thì” bị người xưa phê phán? Bởi vì nó có thể kéo theo nhiều hệ quả không mong muốn.
Xem thêm : Tác dụng của đậu bắp với xương khớp có thật sự chữa được bệnh?
Xem thêm: 70 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về kinh nghiệm sống hay và ý nghĩa 40+ câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lời nói, lối ứng xử trong giao tiếp hằng ngày 110 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người xã hội được sử dụng hằng ngày
Không chỉ gói gọn trong chuyện ăn ở, lối sống, lối suy nghĩ, ngày nay “xổi” còn được gắn liền với các hiện tượng như “giàu xổi”, “uy tín xổi”, “quyền lực xổi”…
“Giàu xổi” là kiểu giàu không phải nhờ công sức, trí tuệ của bản thân mà dựa vào sự bất chính. “Uy tín xổi” là chỉ việc được nhiều người biết đến, được nhiều người tung hô trong một thời gian ngắn dẫn đến ảo tưởng, ngộ nhận về bản thân. “Quyền lực xổi” là thứ quyền lực không chính đáng, không bền vững, có thể được nhiều nhưng mất cũng nhiều.
Tóm lại, điểm chung của những thứ “xổi” này là tạm bợ, nhất thời, dễ đến dễ đi, lợi bất cập hại. Cân nhắc, tính toán trước sau, nhìn xa trông rộng… với mọi việc mới là lối sống, lối tư duy được hoan nghênh, đáng học hỏi và giúp con người có cuộc sống tốt đẹp.
Không chỉ mượn chuyện ăn ở để phê phán lối sống tạm bợ, không biết tính toán, không có tầm nhìn, người xưa còn mượn chuyện vợ chồng, chuyện buôn bán… để răn dạy con cháu. Những câu ca dao, tục ngữ dưới đây chính là một trong số đó.
1. Chồng ngày vợ bữa/Vợ chồng hàng xáo: vợ chồng ăn ở với nhau một cách tạm bợ, không lâu bền.
2. Cơm niêu nước lọ: chỉ cuộc sống tạm bợ của những người đơn độc.
3. Gạo chợ nước sông: hoàn cảnh sống khó khăn, túng bấn, tạm bợ, chạy ăn từng bữa.
4. Ở cầu ở quán: sống tạm bợ qua ngày, không có nhà cửa tử tế.
5. Tạm vợ vợ già, tạm nhà nhà nát: lấy vợ và làm nhà là việc hệ trọng, qua loa, tạm bợ thì sẽ hỏng việc.
6. Ăn cơm vào mẹt, uống nước vào mo: hoàn cảnh nghèo khổ, sinh hoạt tạm bợ.
Xem thêm : Điểm danh 7 ngọn núi cao nhất thế giới
7. Ăn nhờ ở đậu: ăn ở tạm bợ, nhờ vả cho qua ngày; không lo toan thu vén.
8. Mua đầu chợ, bán cuối chợ: chỉ người làm ăn buôn bán ít vốn, bán xổi.
9. Mưa bao giờ mát mặt bấy giờ: chỉ người không biết lo xa, an phận, ăn xổi ở nhà.
10. Qua ngày đoạn tháng: cuộc sống tạm bợ, vạ vật cho xong chuyện.
11. Cơm hàng cháo chợ: cuộc sống không ổn định, ăn uống thất thường.
12. Chỉ buộc chân voi: làm việc qua loa đại khái, chiếu lệ.
13. Cưỡi ngựa xem hoa: qua loa, đại khái.
14. Lang bạt kỳ hồ: phiêu bạt khắp nơi, lang thang nay đây mai đó, không ổn định.
15. Đỏng đảnh như đồng cân: dễ thay đổi, không ổn định, kiên định.
16. Chuồn chuồn đạp nước: cách làm lớt phớt, chiếu lệ cho qua chuyện.
Từ chuyện đời thường, thành ngữ “Ăn xổi ở thì” đã thay người xưa truyền đạt bài học về cách sống. Lời phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về việc sống tạm bợ, sống hời hợt, không biết tính toán, không biết nhìn xa trông rộng khiến mỗi người không khỏi suy ngẫm. Với phần giải thích “Ăn xổi ở thì” là gì của VOH, hy vọng bạn sẽ rút ra được bài học hữu ích cho bản thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 20:07
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024