Nhiều mẹ bầu quan tâm liệu mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không? Vì đây là một phương pháp điều trị an toàn, đơn giản. Theo chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dưới đây là 4 cách xông hơi an toàn và hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ của mình.
- Trường Sư phạm – Vì sao ngày 5/9 hàng năm được chọn là ngày khai giảng?
- Serum Timeless B5 Hyaluronic Acid Cấp Ẩm Làm Dịu Da
- Cách làm bánh bao không nhân cực kỳ đơn giản, phù hợp để ăn kiêng, giảm cân
- Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo – Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
- XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM SỐNG – NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM – SÁNG TẠO 10.
1. Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không?
Để trả lời câu hỏi: Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không thì tùy vào mục đích xông hơi của mẹ bầu 3 tháng đầu thì mới có câu trả lời chính xác. Cụ thể:
Bạn đang xem: Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không? 4 cách xông hơi an toàn mẹ bầu
Trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm
Với trường hợp này thì không nên xông hợp để giải cảm bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Khi mẹ bầu xông hợp chùm chăn kín với nối nước xông ở nhiệt độ cao từ đó cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên dẫn đến nước ối nóng ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra các tế bào có thể bị phá hủy từ đó quá trình đưa oxy đến em bé bị ngăn cản. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ trên 38 độ C thì trong 3 tháng đầu có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi
Vậy mẹ bầu xông hơi trong trường hợp nào?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu phải hết sức cẩn thận trong đó có cả trường hợp xông hơi. Dưới đây là 4 cách xông hơi mẹ bầu 3 tháng đầu có thể áp dụng tuy nhiên phải biết xông hơi đúng cách.
- Xông mũi họng.
- Xông mặt làm đẹp da.
- Xông da đầu.
- Xông toàn thân.
Cụ thể với các cách xông hơi trên thì bà bầu 3 tháng đầu được xông hơi ở những trường hợp nào. Cách xông hơi đúng cách ra sao sẽ được nêu chi tiết ở phần tiếp theo.
Xem thêm:
- Bầu ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu có được không?
2. 4 cách xông hợp an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu 3 tháng đầu
2.1. Xông mũi họng cho bà bầu 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không? Xông mũi họng phương pháp đơn giản giúp làm ẩm khoang mũi và giữ cho cổ họng không bị khô, đồng thời có thể giúp làm thông mũi tức thì.
Nghẹt mũi xảy ra khi hốc mũi bị viêm và dịch nhầy mũi trở nên dính và đặc. Hơi ẩm khi xông giúp làm loãng chất nhầy khiến chúng dễ dàng được tống ra, ngoài giảm tình trạng nghẹt. Hơn nữa, hơi nóng có thể làm cho mạch máu bên trong mũi co lại, niêm mạc mỏng hơn, giảm tình trạng phù nề dẫn tới mũi thông thoáng.
Xem thêm : Con người có thể nhịn ăn tối đa bao nhiêu ngày?
Phương pháp xông mũi họng được sử dụng trong các trường hợp:
- Viêm mũi thai kỳ: Có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi nhưng không đi kèm các triệu chứng khác.
- Cảm lạnh: Nghẹt mũi hắt hơi đi kèm với với ho, đau họng, đau đầu nhẹ.
- Viêm xoang: Sổ mũi kèm theo các triệu chứng của xoang như sốt, đau đầu, giảm khả năng nhận biết mù,…
- Viêm mũi dị ứng: Tắc hoặc chảy nước mũi trong đi kèm với hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa tai, họng,…
Mẹ có thể lựa chọn 1 trong 3 cách xông hơi sau:
- Xông hơi bằng khăn ấm: Với cách này, mẹ cần chuẩn bị khăn mặt và một chút nước ấm. Làm ấm khăn mặt với nước nóng. Đắp khăn ấm lên mặt và hít thở. Mẹ lưu ý không nên sử dụng nước quá nóng để tránh gây bỏng rát.
- Xông hơi với nồi nước lớn: Với cách này mẹ chỉ cần đun sôi một nồi nước lớn. Sau đó, mẹ đưa mặt lại gần nồi nước để hơi bốc lên mặt và họng. Mẹ có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu nếu thích như: tinh dầu hoa cúc, bưởi, oải hương… Lưu ý, không nên đưa mặt quá gần, giữ khoảng cách đủ để không bị bỏng.
- Sử dụng máy xông mũi: Để thực hiện cách này, mẹ cần chuẩn bị máy xông khí dung và thuốc xông. Các loại thuốc xông có thể là nước muối loãng, tinh dầu thơm hay một số loại thuốc điều trị viêm mũi được sử dụng cho phụ nữ có thai khi có chỉ định từ bác sĩ. Vệ sinh mũi họng trước khi sử dụng máy. Chuẩn bị thuốc vào cốc, nối mặt nạ hoặc ống thở với cốc đựng thuốc của máy. Đưa mặt nạ lên mặt, căn chỉnh sao cho vừa khít. Sau đó mẹ mở công tắc, từ từ hít thở cho đến khi hết thuốc là được.
Ngoài xông mũi họng, mẹ có thể kết hợp thêm một số biện pháp dưới đây để tăng hiệu quả quả mà lại đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Súc miệng ít nhất 3 lần mỗi ngày bằng nước muối.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm, gối đầu cao khi ngủ.
- Sử dụng các loại trà thảo dược: Trà chanh mật ong, trà gừng,…
2.2. Cách xông mặt làm đẹp dành cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Phương pháp xông mặt chính là câu trả lời cho câu hỏi: Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không? Với xông hơi mặt, mẹ bầu được sử dụng khi trong 3 tháng đầu mẹ gặp các vấn đề về da như mụn nhiều, tàn nhang, nám,… do nồng độ nội tiết tố nữ tăng lên.
Tác dụng của xông da mặt:
- Hơi nóng làm thoáng lỗ chân lông, dễ dàng đào thải các chất bẩn, bã nhờn.
- Giúp chất dưỡng da dễ hấp thụ và thấm đều vào lớp tế bào.
- Thư giãn, giảm căng thẳng.
Một số cách xông mặt mà mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà:
Xông hơi bằng sả – làm sạch da hiệu quả
Sả là thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt và giúp da căng bóng hơn, do đó thường được dùng làm nguyên liệu chính cho phương pháp xông hơi da mặt. Mẹ nên thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ tuần, mỗi lần 20-30 phút sẽ thấy tác dụng rất tốt.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5-6 củ sả, rửa sạch rồi đập dập để dễ giải phóng tinh dầu.
- Thêm sả và 1 lít nước vào nồi, đun sôi.
- Sau khi sôi, mẹ tắt bếp, bắc nồi ra cho bay hết hơi nóng, rồi thả vào nồi vài lát chanh tươi.
- Đổ nước vừa đun ra chậu sạch và xông mặt. Lưu ý trong khi xông mẹ nên dùng tay massage da mặt.
Xông hơi bằng tinh dầu – thư giãn, giảm mệt mỏi do nghén khi mang thai
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp mẹ có thể thư giãn sâu và giảm mệt mỏi. Mẹ có thể lựa chọn những loại tinh dầu mà mình thích như tinh dầu hoa hồng, tinh dầu bưởi, tinh dầu oải hương… Thực hiện phương pháp này 1-2 lần/tuần, mỗi lần 15-20 phút giúp mẹ có một làm da mềm mại, tăng độ đàn hồi và giải tỏa căng thẳng.
Các bước thực hiện:
- Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi đổ ra chậu sạch.
- Đợi bớt hơi nóng thì nhỏ 3 tới 4 giọt tinh dầu vào chậu, khuấy đều và tiến hành xông mặt.
- Trong quá trình xông mẹ nên kết hợp với massage da mặt để tăng hiệu quả.
Xem thêm : Quản lý dự án tiếng anh | Tiếng Anh thương mại
Để tăng hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn, khi sử dụng xông da mặt để làm đẹp mẹ cần lưu ý:
- Rửa sạch mặt trước khi xông hơi.
- Giữ khoảng cách vừa phải khoảng 30cm để da mặt không bị nóng, rát.
- Sau khi xông hơi mẹ nên làm sạch lại da mặt bằng nước lạnh và thoa kem dưỡng ẩm nhé.
2.3. Bầu 3 tháng đầu xông da đầu như thế nào đúng cách?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi da đầu khi tóc yếu, gãy rụng nhiều, đau đầu, hoặc cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng do nghén thai kỳ.
Phương pháp này giúp cho chân tóc giãn nở, dễ dàng loại bỏ bụi bẩn, giảm tiết bã nhờn, làm sạch chất bẩn ở chân tóc. Nhờ đó, tóc mẹ trở nên chắc khỏe và mềm mại hơn, giảm đau đầu.
Để thực hiện xông da đầu mẹ cần chuẩn bị chậu gỗ xông da dầu cùng một số loại thảo dược như sả, bưởi, hương nhu, kinh giới, ngải cứu, tía tô, bạc hà,… Mẹ cũng có thể sử dụng các gói bột thảo dược được chuẩn bị sẵn có bán trên thị trường.
Cách xông hơi:
- Gội sạch tóc trước khi xông hơi.
- Thêm dược liệu hoặc gói bột dược liệu vào máy xông, rồi thêm nước khoảng 2/3 nồi và cắm điện. Đợi đến khi sôi thì giảm nhiệt để vừa đủ ấm và xông khoảng 10 phút.
- Massage tóc nhẹ nhàng để thuốc có thể thấm sâu vào chân tóc. Sau đó gội sơ lại.
Trong quá trình xông hơi da đầu mẹ nên lưu ý:
- Nên thực hiện phương pháp này tối đa 1 lần/tuần.
- Không nên xông với nhiệt quá nóng khiến da đầu bị tổn thương.
- Nên kết hợp thực hiện massage nhẹ nhàng vì hơi ấm là giãn nở chân tóc, tác động mạnh khiến tóc dễ rụng.
2.4. Xông hơi toàn thân giảm căng thẳng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không? Xông hơi toàn thân là phương pháp mẹ bầu có thể cân nhắc khi cảm thấy căng thẳng, nhức mỏi trong cơ thể. Xông hơi toàn thân có thể giúp mẹ giãn cơ, giảm những căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên thực hiện điều này thường xuyên. Hơi nóng gây giãn mạch, sau khi ra khỏi phòng gặp nhiệt động thấp, mạch co đột ngột có thể gây thiếu máu thai nhi khá nguy hiểm. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao trong quá trình xông hơi cũng có thể gây ảnh hưởng tới không tốt tới thai nhi.
Mẹ bầu cần lưu ý:
- Mỗi lần xông hơi tối đa 10-15 phút và không nên thực hiện thường xuyên.
- Nhiệt độ khi xông hơi an toàn là dưới 40 độ C.
- Sau khi xông hơi, mẹ nhớ ngồi trong phòng khoảng 10 phút, mở hé cửa, bật quạt nhẹ để nhiệt độ hạ từ từ.
- Mẹ bầu không nên tắm nước lạnh, uống nước lạnh,… ngay sau khi xông để không gặp tình trạng co mạch đột ngột, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị một số loại tinh dầu, thảo dược như: sả, lá bưởi, vỏ bưởi, chanh, gừng, hương nhu,…
- Rửa sạch các loại thảo dược rồi xếp vào nồi, thêm nước và đun sôi. Đợi cho nồi nước nguội bớt, mẹ có thể thêm các loại tinh dầu đã được chiết xuất nếu thích.
- Thực hiện xông hơi bằng cách trùm kín cả người và nồi nước xông bằng chăn mền. Trong khi xông, mẹ nên kết hợp với massage cơ thể để tăng hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc “mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không”. Mẹ đã biết cách thực hiện xông hơi an toàn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 19003366 để được hỗ trợ nhanh nhất.
*Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp