Categories: Tổng hợp

Ngải cứu rất tốt cho phụ nữ, nhưng bà bầu cần cẩn thận khi ăn

Published by

Ngài cứu được xem là một loại cây thảo dược có tác dụng trị cảm cúm, ho, trị mụn nhọt, điều trị cơ thể suy nhược… Vậy bà bầu có ăn được ngải cứu không?

Công dụng của ngải cứu

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, là một loại rau ngon, bổ, có vị rất đắng tùy theo mùa. Trong 100g lá ngải có 46 calorie, carb chỉ chiếm khoảng 8.8%, protein chiếm 5.2%, chất béo chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin, khoáng chất cực dồi dào như vitamin K hay folate. Theo Đông Y ngải cứu có những công dụng tốt cho sức khỏe đó là nhờ hợp chất có chứa bên trong như Thujone, Artemisinin, Chamazulene. Những hợp chất này có công dụng:

– Điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày, các bệnh lý ở bàng quan.

– Điều trị hạ sốt

– Điều trị bệnh gan

– Điều trị đau cơ

– Điều trị trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

– Điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết

– Kích thích ăn ngon

– Giảm mỡ bụng

– Chữa đau lưng

– Chữa mề đay, mẩn ngứa

Ngải cứu có rất nhiều công dụng nhưng đối với bà bầu cần cân nhắc (Ảnh minh họa)

Bà bầu có được ăn ngải cứu không?

Ngải cứu giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là folate – chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển dây thần kinh não, tránh dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tuy nhiên, hợp chất Thujone trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây nên suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận ở bà bầu.

Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu thời điểm này ăn ngải cứu có thể khiến tình trạng tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai.

Còn đối với bà bầu từ 4 tháng trở đi, nếu vẫn muốn ăn ngải cứu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có được ăn hay không. Nếu được bác sĩ chỉ định có thể được ăn ngải cứu thì mẹ bầu có thể ăn 1 – 2 lần/ tháng, mỗi lần có thể ăn 3 – 5 ngọn. Tuy nhiên, việc được ăn ngải cứu hay không sẽ do bác sĩ dựa vào thể trạng của từng mẹ bầu quyết định.

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào có thể khẳng định được ăn ngải cứu khi mang thai là an toàn. Ở một vài nghiên cứu trên chuột, khi cho động vật này ăn ngải cứu cũng có thể gây sảy thai ở chuột. Vì vậy, bà bầu muốn ăn ngải cứu cần hết sức cẩn trọng.

Bà bầu có thể ăn ngải cứu nhưng chỉ ăn một lượng rất nhỏ từ tháng thứ 4 trở đi (Ảnh minh họa)

Một số giải đáp về có bầu có được ăn ngải cứu không?

– Bầu 2 tháng ăn được ngải cứu không?

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 1 ( 3 tháng đầu thai kỳ) bà bầu không nên ăn ngải cứu. Tuy rằng ngải cứu rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với bà bầu thì ngải cứu có chứa một lượng methanol, nếu sử dụng từ 80 – 150mg/ ngày trong suốt thai kỳ thì có thể bị sảy thai, giảm khả năng sinh sản. Vì vậy, bà bầu 2 tháng không nên ăn ngải cứu.

– Bà bầu có nên ăn gà tần ngải cứu không?

Đối với mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, có thể dung nạp một lượng nhỏ ngải cứu, từ 3 – 5 ngọn/ lần ăn và không ăn quá 2 lần/ tháng. Vì vậy, có thể hầm gà ngải cứu để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Không chỉ ngải cứu hầm gà, các món ngải cứu trứng gà, ngải cứu trứng vịt lộn bà bầu cũng chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ từ tháng thứ 4 trở đi.

Bà bầu có thể ăn gà tần ngải cứu (Ảnh minh họa)

– Có bầu uống lá ngải cứu được không?

Thujone có hai dạng là alpha và beta-thujone. Alpha-thujone có nhiều độc tính hơn nhưng lại là thành phần chính có trong ngải cứu. Thujone gây kích ứng não bộ thông qua tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh là GABA vì vậy sẽ tạo ra cảm giác hưng phấn và có thể gây ảo giác nếu sử dụng quá mức. Vì vậy, Liên minh Châu Âu EU đã giới hạn các loại thực phẩm chế biến từ cây ngải cứu ở 0,5 mg thujone/kg. Nếu bà bầu uống nước lá ngải cứu và uống thường xuyên có thể gây sảy thai, sinh non. Vì vậy, tốt nhất là bà bầu không nên uống nước lá ngải cứu sống.

– Đau bụng, dọa sảy có nên ăn, uống ngải cứu?

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu xuất huyết, đau bụng hoặc dọa sảy thì không nên ăn ngải cứu. Ngoài ra, những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, mắc các chứng rối loạn đường ruột cấp tính… cũng không nên ăn ngải cứu.

Xem thêm video đang được quan tâm

This post was last modified on 16/01/2024 04:49

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago