Trứng vịt lộn là món ăn được nhiều người yêu thích, với các mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng vịt lộn sẽ khiến em bé khi sinh ra bị nhiều lông, gây ngứa ngáy. Nhưng lại có quan điểm cho rằng, ăn trứng vịt lộn sẽ sinh con chân dài, da trắng hơn. Vậy bầu ăn trứng vịt lộn được không? Cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi này ngay sau đây.
Trước tiên phải khẳng định, trứng vịt lộn là món ăn dễ thấy, dễ chế biến và giá thành thấp. Đó cũng là một phần lý do khiến mọi người ưa chuộng chúng tới vậy. Thêm vào đó, trứng vịt lộn còn là thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào khi chỉ 100g mà định lượng đến 182 kcal.
Bạn đang xem: Bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không? Những lưu ý mẹ cần biết
Trong thành phần của trứng vịt lộn còn rất nhiều các dưỡng chất và vitamin khiến bạn ngạc nhiên. Cụ thể, trong 100g trứng vịt lộn chứa 3mg sắt, 212mg photpho, 82mg canxi, 13,6g protein, 100mcg vitamin B1, 300mcg vitamin B2, 875mcg vitamin A,… Nhờ vậy là cơ thể mẹ bầu được tạo máu, cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
Cùng với đó, loại trứng này còn chứa niacin, riboflavin, thiamin hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển hóa năng lượng. Vitamin C và beta-carotene lại có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và làm sạch các gốc tự do khỏi máu. Lượng canxi dồi dào có trong trứng vịt lộn cũng là trợ thủ đắc lực giúp thai nhi phát triển nhanh, đạt chuẩn theo từng giai đoạn.
Tuy nhiên, lượng cholesterol trong 100g trứng vịt lộn là 600mg, vượt quá mức khuyến nghị hằng ngày. Điều này khiến nguy cơ các chị em mắc bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ tăng lên. Vì thế mà không ít mẹ băn khoăn bà bầu ăn trứng vịt lộn được không và ăn thế nào cho hợp lý.
Thông tin mẹ bầu ăn trứng vịt lộn thì sinh con ra sẽ làm đứa trẻ bị rậm lông, ngứa ngáy chắc hẳn khiến nhiều người hoang mang. Nhưng chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh mối quan hệ của việc này. Vì thế, thông tin này là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
Ngược lại, ăn trứng vịt lộn có giúp em bé ra đời da trắng trẻo hơn, chân dài hơn không? Thực tế, chiều cao hay màu da phụ thuộc vào gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,… Vậy bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Dưới đây là lợi ích của trứng vịt lộn đối với bà bầu và cũng là câu trả lời cho thắc mắc này.
So với những loại thực phẩm khác, lượng sắt có trong trứng vịt lộn là tương đối lớn. Cụ thể, với 100g trứng vịt lộn có chứa 3mg sắt cho bà bầu. Lượng sắt này giúp cơ thể mẹ bầu tạo máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là khi thai phụ luôn cần nhiều sắt hơn người bình thường.
Ngoài sắt, trong trứng vịt lộn còn chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin quan trọng. Nổi bật nhất phải nhắc tới vitamin A. Hàm lượng lớn vitamin A hỗ trợ sự phát triển các hình thái những cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi,… Trong tam cá nguyệt đầu tiên, điều này giúp thai nhi phát triển, tránh tình trạng thai chết lưu. Ngoài ra, vitamin A còn rất tốt cho mắt nên còn giúp hạn chế các bệnh liên quan đến thị giác ở trẻ.
Canxi là chất quan trọng trong cấu tạo của xương và răng. Không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, trẻ sẽ chậm phát triển, còi xương bẩm sinh,… Hàm lượng canxi lớn trong trứng vịt lộn đảm bảo việc định hình khung xương đúng giai đoạn cho thai nhi. Đồng thời, thực phẩm giàu canxi cho bà bầu cũng giúp các mẹ giảm tình trạng đau lưng thường gặp khi mang bầu.
Xem thêm : Lời chúc Tết thầy cô hay, ngắn gọn, ý nghĩa nhất năm 2024
Với những thành phần dồi dào chất dinh dưỡng như protein, lipit, photpho… thì bầu ăn trứng vịt lộn được cung cấp nguồn năng lượng giúp vượt qua căng thẳng, mệt mỏi. Hơn nữa, những chất này cũng tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Bởi khi có em bé, nồng độ hormone Estrogen và Progesterone thay đổi khiến đề kháng của phụ nữ mang thai bị suy giảm.
Như vậy, trứng vịt lộn là thực phẩm tốt cho bà bầu và có tác dụng với quá trình phát triển của thai nhi. Tất nhiên, điều này chỉ đúng nếu các mẹ ăn chúng một cách khoa học.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn từ tháng thứ mấy? Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu được phép ăn trứng vịt lộn. Nhưng bạn cần biết cách ăn sao cho phù hợp để phát huy hết công dụng của loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Về khẩu phần, bà bầu ăn trứng vịt lộn tối đa 2 quả/tuần là đủ. Đừng vì thấy những lợi ích nêu trên mà ăn nhiều hơn với mong muốn tốt cho em bé. Ngược lại, việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm cholesterol tăng cao gây nên xơ vữa động mạch, dẫn tới thừa cân, béo phì. Thêm vào đó, nếu nạp nhiều vitamin A quá cũng khiến trẻ dễ bị vàng da khi sinh, có trường hợp còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi với những dị tật không đáng có.
Loại rau phù hợp nhất để ăn với trứng vịt lộn chính là rau răm. Vị cay nồng của rau răm làm tôn thêm độ ngon ngậy của trứng. Nhưng đây là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi đặc tính nóng của rau răm kích thích thành tử cung co bóp mạnh, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn không dùng chung với các gia vị nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu. Bởi những loại gia vị này dễ tiêu nước đường ruột và giảm tiết dịch tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón,… không tốt cho phụ nữ mang thai.
Thời điểm ăn trứng vịt lộn tốt nhất là nên vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Bạn tránh ăn vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ vì cơ thể không có thời gian để tiêu hóa lượng đạm và cholesterol nhiều trong trứng vịt lộn. Điều này làm các mẹ khó tiêu, nôn nao ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Thêm một lưu ý nữa cho bầu ăn trứng vịt lộn là không ăn trứng đã để qua đêm. Các mẹ cũng đừng tiết kiệm thời gian buổi sáng mà luộc sẵn từ hôm trước để sáng hôm sau ăn. Bởi trứng để qua đêm sẽ sinh ra những vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây ngộ độc.
Ngoài cách ăn trứng vịt lộn truyền thống là luộc chấm với muối tiêu, mẹ bầu có thể tham khảo 3 cách nấu bổ dưỡng dưới đây:
Trứng vịt lộn um bầu là món ăn nhiều dinh dưỡng, được biết đến với tác dụng bổ máu, thanh nhiệt giải độc, trị đau đầu và tốt cho hệ tiêu hóa. Trứng có thể nấu kèm với rau răm hoặc mồng tơi. Tuy nhiên, khi nấu cho bà bầu, chỉ nên dùng mồng tơi.
Xem thêm : Trạng từ chỉ nơi chốn (place): Phân loại, cách dùng & vận dụng
Nguyên liệu:
Cách làm:
Trứng lộn hầm thuốc bắc ngải cứu là món ăn quen thuộc với nhiều người. Trứng, rau ngải cứu và thuốc bắc đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe. Không những vậy, ngải cứu và thuốc bắc còn là những bài thuốc dân gian tốt cho khí huyết, giúp điều hòa sức khỏe, giảm đau đầu.
Xem thêm : Trạng từ chỉ nơi chốn (place): Phân loại, cách dùng & vận dụng
Nguyên liệu:
Cách làm:
Lưu ý: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau ngải cứu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nếu mẹ bầu bị khó ăn thì cháo trứng vịt lộn có thể là lựa chọn phù hợp. Cháo có đặc điểm dễ nuốt, dễ tiêu hóa và có công dụng tương tự các món ăn trên.
Xem thêm : Trạng từ chỉ nơi chốn (place): Phân loại, cách dùng & vận dụng
Nguyên liệu:
Cách làm:
Trứng vịt lộn mang đến nhiều chất dinh dưỡng và các vitamin giá trị cho mẹ bầu và thai nhi. Dù là món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng nhưng bầu ăn trứng vịt lộn đừng bỏ qua một số lưu ý trong bài viết này để tránh bị phản tác dụng. Khi ăn trứng, nếu có bất cứ phản ứng nào khiến các mẹ thấy khó chịu thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/02/2024 17:17
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024