Nước lá vối (hay trà vối) là thức uống thanh mát, giải nhiệt mùa hè quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ ở những vùng thôn quê mà cả ở thành thị, ta dễ bắt gặp những cốc trà vối nơi quán xá vỉa hè như món đồ uống dân dã quen thuộc.
Không chỉ lá vối, nụ vối cũng được biết tới là nguyên liệu nấu nước uống với công dụng tuyệt vời cho bà bầu. Lưu truyền xưa nay cho rằng bầu uống nước vối giúp lợi sữa, khỏe mẹ, đẹp con, thai nhi sinh ra khỏe mạnh, hồng hào, trắng trẻo.
Bạn đang xem: Bà bầu uống nước nụ vối có tốt không? Ngỡ ngàng lợi ích thực sự bạn nên biết!
Tuy nhiên, để thực chứng kinh nghiệm dân gian cần có những nghiên cứu khoa học xác thực. Trong bài viết này, Điện máy Sakura sẽ cùng bạn lý giải sự thật bà bầu uống nước nụ vối có tốt không? Đồng thời đưa ra những dẫn chứng về công dụng thực sự của nước nụ vối cũng như lưu ý quan trọng bà bầu uống nước vối có được không.
Bà bầu uống nước nụ vối có tốt không
Ở các vùng thôn quê Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ, nhà nào nhà nấy cũng có một, hai cây lá vối cành lá xum xuê.
Không chỉ là cây cho bóng mát mùa hè, các thành phần của cây vối như lá vối, nụ vối còn được tận dụng làm nguyên liệu đun nước trà, hay như một vị thuốc dân dã với nhiều công dụng đặc biệt.
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của nước uống lá vội, nụ vội và xác thực bà bầu uống nước vối có tốt không, ta đi tìm hiểu về cây vối để biết đặc tính hóa học cũng như hoạt chất cho trong các bộ phận của loài cây này.
Đôi nét về cây lá vối
Cây vối thuộc họ sim, hình dáng lá vối gần giống lá cây roi miền Bắc (cây mận miền Nam) nhưng kích thước nhỏ hơn. Quả vối cỡ cũng chỉ lớn bằng quả sim nhưng cứng hơn.
Trên cây vối, những quả vối chưa được hình thành hoặc đang trong quá trình hình thành được gọi là nụ vối.
Những nghiên cứu khoa học tại Việt Nam năm 1968 đã chỉ ra trong cây vối chứa rất ít tanin, một lượng tinh dầu thơm khoảng 4% và một số hoạt chất khác.
Điểm đặc biệt trong lá vối có lượng kháng sinh tự nhiên phong phú, kháng sinh này có khả năng hòa tan trong nước, dung môi hữu cơ và hoàn toàn không gây độc cho cơ thể.
Dựa vào những tính chất hóa học đặc biệt, những thành phần từ cây vối như lá vối, nụ vối tưởng chừng dân dã dễ kiếm nhưng đem tới lợi ích sức khỏe không ngờ cho cơ thể khi chúng được đun nấu nước uống như một loại trà.
Không quá khó hiểu khi ngày càng có nhiều bà bầu uống nước vối. Một phần nguyên nhân là vì công dụng “thần kỳ” của nước lá vối, nụ vối được thế hệ trước lưu truyền.
Nhưng một phần nguyên nhân xác đáng là do nước vối đã được chứng minh bởi khoa học có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Tác dụng chung khi bà bầu uống nước vối
Xem thêm : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Vị của nước vối hơi ngang, ngai ngái, nếu nấu đặc có vị đắng, chát, tính thanh mát giải nhiệt giống như trà xanh tươi. Ngoài ra, lá vối, nụ vối đem đun lấy nước uống còn có những tác dụng chung như:
Người bình thường sử dụng nước vối như thức uống thanh lọc đúng cách mỗi ngày sẽ duy trì được thể trạng khỏe mạnh, sự tỉnh táo.
Tuy nhiên, bà bầu uống nước vối, nụ vối có hoạt tính mạnh nên cần chú ý liều lượng. Đặc biệt là uống nước vối khi mang thai, bà bầu uống nước vối bao nhiêu là đủ là thắc mắc của nhiều người. Chúng ta cùng tiếp hiểu trong phần dưới đây!
Những người mang bầu hoàn toàn có thể sử dụng nước lá vối, nụ vối hằng ngày nhưng cần thận trọng hơn trong quá trình sơ chế nguyên liệu và nấu nước vối.
Nụ vối là thành phần có hoạt tính trung bình, thích hợp với bà bầu hơn là lá vối. Nụ vối thu hoạch đem rửa sạch, sao thơm và đun hoặc hãm nước uống cho cả ngày là lựa chọn hoàn hảo. Khi pha nước nụ vối cho bà bầu, tốt nhất nên pha loãng, tránh quá đặc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nước chất lượng là yếu tố quan trọng tác động tới công dụng của trà nụ vối. Nước lọc sạch tinh khiết, không còn tạp chất cặn bẩn từ các máy lọc nước sẽ giúp bạn giữ trọn vẹn hoạt tính, lợi ích, mùi vị của nước vối.
Sử dụng nước sạch khuẩn tươi mới cũng an toàn hơn cho mẹ bầu thay vì sử dụng nước máy sinh hoạt thông thường chưa qua xử lý hoặc chỉ đun sôi.
Lưu ý bà bầu uống nước vối có được không
Một lưu ý khác là bà bầu không nên uống quá nhiều nước vối mỗi ngày và tuyệt đối không uống nước vối khi bụng đói. Giải đáp vấn đề bà bầu uống nước vối bao nhiêu là đủ, các minh chứng và kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra lượng hoạt chất có trong một ấm nước vối khoảng 500ml tới 750 ml nước vối mỗi ngày là lượng vừa đủ thích hợp cho bà bầu.
Dung tích dao động ít hơn hay nhiều hơn phụ thuộc vào thể trạng (chiều cao, cân nặng) từng người.
Mẹ bầu uống nước vối cũng nên sử dụng hết trong ngày, tránh để nước vối sang hôm sau bởi có thể xảy ra hiện tượng ôi thiu, hoạt tính biến đổi.
Nước vối nói chung hay nước nụ vối nói riêng tốt cho bà bầu khi biết chọn lựa kỹ càng và sử dụng đúng cách. Lợi ích đặc biệt mà nước nụ vối mang tới cho bà bầu, có thể kể:
Những lợi ích mà nước nụ vối mang tới cho bà bầu
Tính đắng có trong nước vối thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, một lượng nhỏ tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột
Uống nước vối giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn, tránh triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, ngắn ngẩm, dễ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn, các loại thực phẩm đa dạng phải nạp vào cơ thể trong quá trình mang thai.
Những hoạt tính trong nước vối giúp mẹ bầu tích trữ được lượng sữa lớn, nguồn dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cần thiết chuẩn bị cho thời kỳ sinh con và nuôi con.
Ở giai đoạn đầu đời của các bé, sữa mẹ đóng vai trò quyết định sự phát triển thể chất, trí não, đồng thời cải thiện ngoại hình: bụ bẫm, kháu khỉnh, da trắng hồng, môi đỏ…
Mẹ bầu uống nước vối giúp lợi sữa
Khi bàn luận về bà bầu uống nước nụ vối có tốt không thì không thể bỏ qua công dụng tuyệt vời ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ mà nước vối mang lại.
Việc nạp vào cơ thể nhiều chất đạm, chất béo tinh bột… trong quá trình mang thai dễ dẫn tới béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.
Khi đó, một ấm nước nụ vối mỗi ngày với hàm lượng polyphenol cao cùng hoạt chất ức chế alpha-glucosidase sẽ làm giảm đường huyết sau khi ăn, giảm lipid trong máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu của viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và đại học phụ nữ Nhật Bản đã chỉ ra được những tác dụng thực sự của nụ vối, bằng thí nghiệm lâm sàng trên 72 bệnh nhân tiểu đường Type 2 ở Hà Nội.
Nỗi ám ảnh của bất kỳ người phụ nữ nào khi mang bầu cũng là sợ già đi, sợ làn da nám sạm, rạn nứt, nhăn nheo, lão hóa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra nước nụ vối mang hoạt tính chống oxy hóa cực cao, hạn chế sự hình thành gốc tự do, nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa.
Các chất trong nước nụ vối cũng góp phần làm giảm sự hình thành đục tinh thể, bảo vệ thế bảo tổn thương, phục hồi các men chống oxy hóa.
Những tình trạng phổ biến khi mang bầu, sinh con như suy giảm thị lực, rụng tóc, xuất hiện nếp nhăn trên da không còn là vấn đề quá lo ngại khi mẹ bầu uống nước vối thường xuyên.
Tựu chung lại, nước vối mang tới nhiều giá trị lợi ích cho mẹ bầu. Dù là nước lá vối, nụ vối đã phơi khô hay chưa qua xử lý đều đảm bảo nguyên vẹn hoạt tính.
Do đó, mẹ bầu có thể linh hoạt sử dụng nước vối tươi hoặc trà vối tùy nhu cầu sử dụng sao cho tiện dụng nhất.
Xem thêm: những loại nước uống tốt cho bà bầu
Đọc tới đây, có lẽ những băn khoăn về bà bầu uống nước nụ vối có tốt không hay bà bầu có được uống nước vối tươi không đã được lý giải.
Để tận dụng hết công dụng của nước vối, cùng tham khảo cách pha nước vối đúng chuẩn cho mẹ bầu để giúp mẹ khỏe, con xinh nhé!
Cách nấu để uống nước vối khi mang thai
Trà nụ vối là nụ vối đã được phơi khô, đóng gói bảo quản trong hộp, tiện lợi sử dụng và không mất nhiều công đun, có thể hãm như trà.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng của nước vối, lưu ý khi sử dụng nước vối cho mẹ bầu cũng như lý giải bà bầu uống nước nụ vối có tốt không. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/02/2024 08:37
5 tuổi mắt đỏ hoe, chuẩn bị có LỢI NHUẬN NHÂN ĐÔI cả danh lẫn…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…