Categories: Tổng hợp

Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu? Giải đáp mới nhất

Published by

Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu là điều bạn cần quan tâm khi phân phối hay sản xuất các sản phẩm ở các đại lý. Việc biết được thời hạn công bố sản phẩm cũng giúp thể hiện một kế hoạch kinh doanh của công ty. Để biết được bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu cùng với những thông tin quan trọng liên quan khác, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Chất Lượng Việt nhé!

Bản tự công bố sản phẩm là gì?

Tự công bố sản phẩm là việc tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa có trong hoạt động kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự nguyện, không có sự ép buộc từ nhà nước. Tuy nhiên, các sản phẩm này phải được nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc cần đăng ký công bố sản phẩm theo như quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ – CP.

Tự công bố sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa một cách tự nguyện

Xem thêm: Lợi ích chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000

Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?

Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu là điều nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, trước đây các thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu sẽ có thời hạn là 03 năm (theo Điều 8, Nghị Định 38/2012/NĐ-CP).

Tuy nhiên, vào ngày 02/02/2021 đã có Nghị Định 15/2018/NĐ-CP và chính thức bãi bỏ quy định này. Theo như quy định mới, sẽ không quy định cụ thể bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu mà sẽ có thời hạn vĩnh viễn.

Thông qua quyết định này đã giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm lượt đi thủ tục hành chính cũng như tiết kiệm chi phí đăng ký. Điều này còn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý, tự chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm mà mình tạo ra.

Không quy định cụ thể bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu mà sẽ có thời hạn vĩnh viễn

Lợi ích của việc thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm

Sau khi đã tìm hiểu về bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu sẽ có nhiều bạn thắc mắc về việc tự công bố này mang lại. Đây còn được biết đến là nghĩa vụ mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản phẩm được quy định phải thực hiện nhằm:

  • Giúp chứng minh sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo về tính an toàn cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng.
  • Giảm được tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.
  • Tự công bố sản phẩm là điều kiện để trưng bày và bán tại cửa hàng.
  • Cơ quan nhà nước quản lý có được các sản phẩm tiêu thụ ở trong nước.
  • Nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại ở trên thị trường.
Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm mang đến rất nhiều lợi ích

Đừng bỏ lỡ: Tóm tắt những thay đổi chính trong phiên bản tiêu chuẩn FSSC 22000 Version 6 so với Version 5.1

Các quy định về việc tự công bố sản phẩm

Các văn bản pháp luật quy định về việc tự công bố sản phẩm:

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định thi hành một số điều Luật an toàn thực phẩm.
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Đối tượng phải thực hiện tự công bố:

  • Các tổ chức, cá nhân người Việt Nam sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
  • Các tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
  • Các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm.

Sản phẩm cần thực hiện tự công bố (Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP):

  • Thực phẩm đã được qua chế biến cũng như đóng gói sẵn.
  • Phụ gia của thực phẩm.
  • Các dụng cụ có chứa đựng sản phẩm thực phẩm.
  • Các chất hỗ trợ trong việc chế biến thực phẩm.
  • Các vật liệu có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Trường hợp được miễn thủ tục tự công bố:

  • Sản phẩm chỉ sử dụng trong sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.
  • Nguyên vật liệu trong sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.
  • Sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sử dụng trong sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.
  • Sản phẩm sản xuất trong nội bộ tổ chức, cá nhân và không đưa ra thị trường trong nước.
Tìm hiểu các quy định về việc tự công bố sản phẩm

Hồ sơ cần chuẩn bị để tự công bố sản phẩm

Hồ sơ cần chuẩn bị để tự công bố sản phẩm bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu của số 01 Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Phiếu kết quả của việc kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đến từ sản phẩm trong thời hạn 12 tháng, được tính đến ngày nộp hồ sơ đã được cấp từ phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc từ phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với ISO 17025 bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành (bản chính/ bản sao có chứng thực).

Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận bản tự công bố của các tổ chức, cá nhân và lưu trữ hồ sơ cũng như đăng tải tên tổ chức, cá nhân cùng với tên các sản phẩm tự công bố lên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Chuẩn bị hồ sơ cần để tự công bố sản phẩm

Quy trình thực hiện tự công bố sản phẩm

Quy trình các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm thường được diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành tự công bố sản phẩm tại các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các trang điện tử.
  • Bước 2: Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm cũng như chịu trách nhiệm về tính an toàn sản phẩm của mình.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, lưu trữ hồ sơ và đăng tải lên trang thông tin điện tử.
Quy trình tự công bố chất lượng sản phẩm thường được diễn ra theo các bước cụ thể

Tìm hiểu giấy phép cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, chi tiết: https://clv.vn/giay-phep-co-so-san-xuat-nuoc-uong-dong-chai/

Sản phẩm đã công bố có cần được kiểm tra định kỳ không?

Từ ngày 02/02/2018, với Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ đi quy định kiểm tra định kỳ sản phẩm. Nên các sản phẩm đã được công bố không bắt buộc phải kiểm tra định kỳ.

Tuy nhiên, mặc dù pháp luật không bắt buộc nhưng các tổ chức và cá nhân cũng cần:

  • Tuân thủ theo những quy định về pháp luật về ATTP thực phẩm đang kinh doanh và sản xuất.
  • Tự kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ.
  • Kiểm nghiệm các sản phẩm tại đơn vị uy tín đã được cấp phép.

Việc kiểm tra này nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, phòng trường hợp bị kiểm tra và mất đi sự uy tín.

Các sản phẩm đã được công bố không bắt buộc phải kiểm tra định kỳ nhưng bạn cần chủ động tự kiểm tra

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu cùng với những thông tin liên quan khác. Tuy nhiên, các nội dung tư vấn trên có thể sẽ thay đổi hoặc hết hiệu lực trong tương lai nên bạn cần lưu ý. Trong quá trình tìm hiểu nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Chất Lượng Việt để được tư vấn chi tiết nhé!

This post was last modified on 28/02/2024 22:29

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

7 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

27 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

7 giờ ago