Địa Lí 8 Bài 14: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 8 năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 8 Bài 14: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 8.
- Câu 2: Khi làm thí nghiệm: Cho một mẩu Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng nhẹ, bạn An thấy có khí màu nâu đỏ bay ra. Để hạn chế ảnh hưởng của khí nâu đỏ đó thoát ra gây ô nhiệm môi trường, bạn An đã nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?…
- Quy định pháp luật về hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Mặt tròn trán cao để tóc gì? 40 kiểu tóc đẹp nhất hiện nay
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
- Bánh bao chiên bao nhiêu calo? Tips ăn bánh bao không lo tăng cân
A. Lý thuyết bài học
1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á
– Gồm hai bộ phận:
+ Phần đất liền: mang tên bán đảo Trung Ấn, nằm giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Phần hải đảo: có tên là Mã Lai với hơn 1 vạn đảo lớn nhỏ.
– Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương là Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa hai châu lục là châu Á với châu Đại Dương.
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
– Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xe mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.
– Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
– Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
– Khí hậu: mang tính chất gió mùa
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh khô.
– Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn vè người và tài sản.
– Sông ngòi:
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
+ Phần hải đảo sông nhỏ ngắn và dốc.
– Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Lời giải:
Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục
A. châu Á và châu Âu.
B. châu Á và châu Đại Dương.
C. châu Âu và châu Đại Dương.
D. châu Á và châu Mĩ.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Kiểu khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là
A. Nhiệt đới khô
B. Ôn đới gió mùa.
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Khí hậu núi cao.
Lời giải:
Kiểu khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là nhiệt đới gió mùa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hướng gió mùa thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á vào thời kì mùa hạ là?
A. Đông Nam
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
D. Tây Bắc
Lời giải:
Hướng gió mùa thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á vào thời kì mùa hạ là gió mùa Tây Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Gió mùa Tây Nam của khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ
A. áp cao Iran.
B. áp cao cận chí tuyến bắc bán cầu.
C. áp cao cận chí tuyến nam bán cầu.
D. áp cao tây Thái Bình Dương.
Lời giải:
Gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) của khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Cảnh quan đặc trưng của thiên nhiên khu vực Đông Nam Á là?
Xem thêm : Quy định làm thêm giờ trong 1 tháng tối đa là bao nhiêu?
A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
B. Rừng lá kim.
C. Xavan cây bụi lá cứng.
D. Rừng cận nhiệt đới ẩm.
Lời giải:
Cảnh quan đặc trưng của thiên nhiên khu vực Đông Nam Á là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Khu vực nào ở Đông Nam Á có cảnh quan xa van, cây bụi?
A. Một số đảo ở phía Nam.
B. Một số nơi ở bán đảo Trung Ấn.
C. Khu vực Tây Tạng.
D. Khu vực cực Nam của Việt Nam.
Lời giải:
Một số nơi ở bán đảo Trung Ấn có cảnh quan xa van, cây bụi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Hướng chủ yếu của các dãy núi ở bán đảo Trung Ấn là
A. vòng cung và bắc – nam.
B. bắc – nam và tây bắc – đông nam.
C. bắc – nam và đông – tây.
D. đông bắc – tây nam và vòng cung.
Lời giải:
Phần đất liền Đông Nam Á (bán đảo Trung Ấn) có địa hình chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Các đồng bằng phù sa của bán đảo Trung Ấn tập trung ở đâu?
A. Hạ lưu các con sông.
B. Vùng trung du.
C. Trên các cao nguyên.
D. Phía Nam Campuchia.
Lời giải:
Các đồng bằng phù sa của bán đảo Trung Ấn tập trung ở hạ lưu các con sông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Loại gió nào sau đây mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á ?
A. gió mùa tây nam.
B. gió mùa đông bắc.
C. gió Tín phong.
D. gió biển.
Lời giải:
Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao nửa cầu Nam có tính chất nóng, ẩm, đem lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế là
A. nghèo tài nguyên khoáng sản.
B. đồng bằng nhỏ hẹp.
C. địa hình núi cắt xẻ, giao thông khó khăn.
D. thiên tai động đất, núi lửa.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam Á biển đạo chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa….Đây là khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính chất nóng ẩm mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa màu mỡ, đất badan và freralit đồi núi), mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai châu lục và có nền kinh tế phát triển năng động.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai châu lục (châu Á và châu Đại Dương.) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng => Vì vậy Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm : Phụ Nữ Sau Sinh Ăn Sầu Riêng Được Không?
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải nguyên nhân khiến Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng?
A. Kinh tế đang phát triển mạnh.
B. Tiếp giáp giữa 2 đại dương.
C. Vị trí cầu nối hai lực địa.
D. Nơi các cường quốc thường xuyên cạnh tranh.
Lời giải:
Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai lục địa (Á -Âu và Ô-xtrây-li-a) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng => Vì vậy Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng.
=> Phát biểu B, C, D đúng
Kinh tế đang phát triển mạnh không phải là nguyên nhân làm cho Đông Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng
=> Phát biểu A sai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của phần đất liền Đông Nam Á?
A. các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
B. phần lớn có khí hậu xích đạo
C. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sông.s
D. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
Lời giải:
Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:
– Địa hình gồm các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng
– Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh => Nhận xét C đúng.
– Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng.
=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của phần đất liền Đông Nam Á
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Đông Nam Á biển đảo có đặc điểm tự nhiên là
A. mang khí hậu xích đạo.
B. có ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.
C. các đồng bằng rộng lớn nằm giữa các dãy núi.
D. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi có hướng Đông – Tây
Lời giải:
Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo là địa hình có nhiều đồi núi và núi lửa, ít đồng bằng; khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á là nhờ
A. được bao bọc bởi nhiều biển và đại dương.
B. khu vực giáp biển và có gió mùa hoạt động
C. diện tích rừng rộng lớn.
D. có các dòng biển nóng chảy ven bờ.
Lời giải:
Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô. Vùng tiếp giáp với nhiều biển và đại dương rộng lớn nên được tăng cường độ ẩm, gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ) từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn, làm cho khí hậu của vùng không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Lời giải:
Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, với nhiều mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt là mỏ nội sinh được hình thành do các vận động tạo núi => Cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Khu vực Đông Nam Á là một trong số những nơi có nhiều đảo nhất trên thế giới là do
A. nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
B. nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
C. do ảnh hưởng của hoạt động tạo núi Himalaya.
D. do mực nước biển hạ thấp nhấn chìm nhiều vùng đất.
Lời giải:
Lời giải: Đông Nam Á có nhiều đảo và quẩn đảo bậc nhất thế giới là do nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, các mảng này di chuyển nhanh, tiếp xúc mạnh với nhau đã hình thành nên nhiều đảo, quần đảo.
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Trả lời câu hỏi Bài 14: 1. Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy… Quan sát hình 15.1, cho biết…
Bài 1 (trang 50 sgk Địa Lí 8): Quan sát hình 14.1, trình bày…
Bài 2 (trang 50 sgk Địa Lí 8): Nêu đặc điểm gió mùa hạ,…
Bài 3 (trang 50 sgk Địa Lí 8): Quan sát hình 14.1 và…
Bài 4 (trang 50 sgk Địa Lí 8): Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới…
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- Địa Lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Địa Lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- Địa Lí 8 Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 8 khác:
- Lý thuyết & 400 câu Trắc nghiệm Địa Lí 8 có đáp án
- Giải bài tập sgk Địa Lí 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập Địa Lí 8
- Giải vở bài tập Địa Lí 8
- Giải tập bản đồ Địa Lí 8
- Top 24 Đề thi Địa Lí 8 có đáp án
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp