Bầu ăn đào được không, mẹ bầu ăn đào sẽ bị sảy thai hoặc sinh con bị dị tật, câm, điếc… Thực hư điều này có chính xác không? Trong khi loại hoa quả này có chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sự phát triển của cả thai nhi và mẹ bẩu? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
>>> Xem thêm:
Bạn đang xem: Bầu ăn đào được không, thai nhi có bị dị tật?
Quả đào còn có tên gọi khác đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào… Tên khoa học: Prunus persica Stokes. Trong đào có chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt hàm lượng sắt cao, cần thiết cho phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt.
Đặc biệt trong đào chín lượng acid hữu cơ và chất xơ rất dồi dào, ăn đào chín có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày ruột, thuận lợi cho tiêu hóa.
Thành phần dinh dưỡng và hàm lượng trong quả đào được đã được nghiên cứu và thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng Hàm Lượng Calo 39 Protein 0.91 g Carbohydrate 9.54 g Chất xơ 1.5 g Vitamin A 326 IU Vitamin C 6.6 mg Vitamin E 0.73 mg Vitamin K 2.6 μg Vitamin B1 0.024 mg Vitamin B2 0.031 mg Vitamin B3 0.806 mg Folate 4 μg Canxi 6 mg Sắt 0.25 mg Magie 9 mg Phốt pho 11 mg Kali 190 mg Kẽm 0.17 mg Đồng 0.086 mg Mangan 0.61 mg
Cẩn thận hơn nữa, bạn tránh ăn đào trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhằm bảo đảm cao nhất việc bạn tiêu thụ loại đào sạch ở mức độ nào. Do ở tam cá nguyệt đầu tiên thai nhi đang hình thành và phát triển, nên mọi tác động ảnh hưởng dù là nhỏ nhất liên quan tới thuốc trừ sâu, đều làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở em bé.
Một số lợi ích mà quả đào đem lại nếu mẹ bầu bổ sung trong thời kỳ mang thai bao gồm:
Bổ sung vitamin C
Quả đào cung cấp hàm lượng vitamin C tối đa lên đến 7mg/100g. Hầu hết phụ nữ mang thai thường có nguy cơ thiếu sắt. Tuy nhiên việc cung cấp đủ vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Xem thêm : Cách làm đồ ăn vặt từ bánh mì sandwich cũ – Gợi ý các món ăn vặt hấp dẫn khác từ bánh mì
Hơn nữa, vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành mô, hỗ trợ phát triển xương, mạch máu, cơ bắp và sụn cho thai nhi.
Đồng thời, vitamin C giúp giảm nguy cơ sinh non, bệnh lý tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu.
Bổ sung kali
Kali là khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ mẹ bầu chống lại những vấn đề mệt mỏi, chuột rút và phù trong thai kỳ. Đồng thời, quả đào cũng có tác dụng giảm lo âu, trầm cảm và giúp thay đổi tâm trạng cho phụ nữ mang thai.
Bổ sung chất xơ
Phụ nữ có thai thường gặp tình trạng táo bón, khó tiêu. Vì vậy, bổ sung chất xơ cho thai kỳ là vô cùng cần thiết. Trong 100g đào tươi cung cấp 1,5g chất xơ đáp ứng được nhu cầu cho mẹ bầu.
Bổ sung axit folic
Axit folic (hay vitamin B9) rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vitamin này giúp ngăn ngừa những dị tật ở thai nhi cũng như hiện tượng sảy thai ở mẹ bầu. Trong quả đào có chứa hàm lượng acid folic đáng kể nên được xếp vào loại quả bà bầu có thể bổ sung khi mang thai.
Cung cấp beta carotene
Beta carotene là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mô và tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Đồng thời phối hợp với các chất chống oxy hóa khác như vitamin E, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, beta carotene còn có khả năng giúp tăng cường thị giác, giảm thiểu những bệnh lý tim mạch.
Xem thêm : Cách tắt nguồn điện thoại khi bị liệt màn hình nhanh chóng đơn giản
Ổn định cân nặng
Thông thường trong giai đoạn mang thai mẹ bầu thường ăn rất nhiều để con được phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu ăn uống không đúng cách có thể khiến cho mẹ bầu tăng cân nhiều dễ dẫn đến biến chứng thai kỳ.
Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ít calo như đào vào thực đơn hàng ngày nhé!
Cải thiện tình trạng buồn nôn
Bầu 3 tháng đầu thường gặp phải triệu chứng buồn nôn, nôn, nghén khiến cho các mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược. Nhờ có vị chua dịu nhẹ, quả đào đã trở thành vị cứu tinh cho bà bầu thoát khỏi những cơn ốm nghén. Mẹ bầu có thể ăn quả tươi hoặc sử dụng trà đào, nước ép đào đều được.
Quả đào tốt là vậy nhưng tất nhiên không phải ăn nhiều là tốt, mà ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt trong 3 tháng đầu khi mang thai, cơ thể thai phụ thường rất nhạy cảm. Vậy ăn đào sao cho hợp lý và đúng cách, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sau đây:
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì cần lưu ý:
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi bổ sung đào vào thực đơn hàng ngày:
Giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm nên các mẹ bầu cần thận trọng khi bổ sung các dưỡng chất vào cơ thể. Chính vì thế, việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản phụ khoa trong thời kỳ mang thai là vô cùng cần thiết. Khám thai định kỳ không những giúp theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu.
Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Bầu ăn đào được không?” Không chỉ riêng đào, mà với các loại thực phẩm và hoa quả khác mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở uy tín đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu mẹ bầu cần tư vấn về sức khỏe trong thai kỳ, vui lòng gọi đến số Hotline 19003366 để được hỗ trợ chi tiết.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/01/2024 08:20
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024