Categories: Tổng hợp

Bầu ăn lá mơ được không? 3 món ăn từ lá mơ lông cho mẹ!

Published by

Lá mơ là loại lá không còn quá xa lạ với người dân Việt, tuy nhiên bầu ăn lá mơ được không lại là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải thích một cách chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I. Lá mơ là lá gì?

Lá mơ tên khoa học là Paederia tomentosa, thuộc họ Cà phê. Đây là loại cây leo có khả năng thích nghi với môi trường tốt.

Hình ảnh lá mơ

Lá mơ có màu tím nhạt, hai mặt của lá được phủ lớp lông mịn.

Ở Việt Nam có nhiều loại lá mơ, trong đó phổ biến nhất là lá mơ lông.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, lá mơ chứa alkaloid (paederin), carotene, protein, các acid béo và tinh dầu có mùi đặc trưng.

Lá mơ có tác dụng trên nhiều ký sinh trùng đường ruột như lỵ, giun đũa, giun kim…

Trong Đông y, lá mơ được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan rối loạn tiêu hóa, đến viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích; hỗ trợ điều trị ho và đau nhức xương khớp…

II. Bầu ăn lá mơ được không?

Về thắc mắc bầu ăn được lá mơ không, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, mẹ bầu có thể ăn lá mơ trong cả thai kỳ với lượng hợp lý.

Theo Đông y, lá mơ có tính mát, giúp giải độc, giải nhiệt, có lợi cho gan.

Bà bầu có thể ăn được lá mơ với lượng hợp lý

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, ngoài beta-caroten và vitamin C, lá mơ còn có hàm lượng lớn axit amin như lysin, histidin,… có lợi sức khỏe thai kỳ.

Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100g lá mơ gồm:

Với bảng thành phần dinh dưỡng ở trên, lá mơ xứng đáng là thực phẩm để các mẹ bầu bổ sung trong thai kỳ.

Cùng đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết để biết được công dụng của lá mơ với mẹ bầu.

Đọc thêm: Bầu ăn sả được không?

III. Công dụng của lá mơ với mẹ bầu

Bà bầu ăn lá mơ đúng cách với lượng hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ như:

1. Hạn chế tình trạng bị tiêu chảy trong khi mang thai

Hệ tiêu hóa của mẹ bầu khi mang thai bị suy yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Nếu không điều trị kịp thời, thai phụ có thể b mất nước, thai chết lưu hoặc chậm phát triển.

Lá mơ chứa các hoạt chất có khả năng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn có hại như Shigella và Amip – nguyên nhân chính gây ra lỵ.

Cùng với đó là hoạt chất sulfur dimethyl disulphide có tác dụng như kháng sinh tự nhiên.

2. Tốt cho sức đề kháng của bà bầu

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi cộng với việc hệ miễn dịch của mẹ lúc này tập trung bảo vệ bé nên rất dễ bị cảm cúm hoặc sốt.

Mẹ bầu ăn lá mơ giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể, từ đó tăng đề kháng và hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

3. Giúp mẹ tẩy giun an toàn

Thai phụ không nên dùng thuốc tẩy giun khi mang thai vì một số thuốc có nguy cơ gây hại trên thai nhi.

Hãy sử dụng lá mơ nếu muốn tẩy giun an toàn và hiệu quả.

4. Khắc phục vấn đề đầy hơi, khó tiêu

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về nội tiết tố khi mang thai, trong đó có sự gia tăng nội tiết tố Progesteron.

Điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, nhu động ruột giảm gây chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu ở mẹ bầu.

Tình trạng đầy hơi và khó tiêu không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người mẹ.

Tiêu thụ lá mơ cung cấp protein, vitamin C, beta-caroten và vi khoáng chất – đây đều là các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

IV. Hướng dẫn mẹ bầu ăn lá mơ đúng cách

Bên cạnh việc có đáp án cho câu hỏi Bầu ăn lá mơ được không? Mẹ bầu muốn ăn loại lá này tốt cho sức khỏe và đảm bảo an toàn thì cần chú ý về lượng ăn và cách ăn. Cụ thể:

– Lượng lá mơ nên ăn: Chỉ nên ăn lá mơ với lượng vừa đủ (tối đa 20g/lần), mỗi tuần nên dùng từ 1-2 lần. Nếu muốn tăng lượng lá mơ, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mẹ bầu chỉ nên ăn lá mơ 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn tối đa 20g

– Ăn lá mơ chín: Mẹ bầu không nên ăn lá mơ sống, cần sơ chế, rửa sạch và nấu chín trước khi sử dụng để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

V. Một số món ăn từ lá mơ lông khi mang bầu

Trứng rán lá mơ, trứng hấp lá mơ và bánh gạo nếp lá mơ là 3 món ăn chế biến từ lá mơ mẹ bầu có thể bổ sung vào bữa ăn của mình.

1. Trứng rán lá mơ

Trứng rán lá mơ là món ăn khá quen thuộc và tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Cách chế biến món ăn này rất đơn giản và nhanh chóng như sau:

– Nguyên liệu: 3 quả trứng gà, 20g lá mơ, gia vị.

– Sơ chế: Lá mơ sau khi rửa sạch mẹ đem cắt nhỏ; trứng gà đánh tan rồi cho lá mơ cùng gia vị vào khuấy đều.

– Cách nấu: Cho 2 thìa dầu vào chảo đun nóng lên sau đó cho hỗn hợp trứng vào chiên vàng 2 mặt là được.

2. Trứng hấp lá mơ

Ngoài món trứng rán lá mơ, mẹ bầu có thể chế biến món trứng hấp lá mơ theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 20g lá mơ, 1 lá chuối tươi, gia vị.

– Sơ chế: Lá mơ sau khi rửa sạch mẹ đem cắt nhỏ. Khuấy đều trứng gà với lá mơ rồi thêm gia vị.

– Cách hấp: Cho lá chuối lên chảo, rồi đổ hỗn hợp trứng vào hấp cho đến khi chín.

3. Bánh gạo nếp lá mơ

Món bánh gạo nếp lá mơ khá lạ với nhiều người, nếu muốn mẹ bầu có thể tham khảo công thức nấu dưới đây:

– Nguyên liệu: 30 – 50g lá mơ, 100g bột gạo nếp, 40g hạt trâm bầu.

– Sơ chế: Lá mơ rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Giá nát lá mơ và hạt trâm bầu rồi đem trộn đều với bột gạo nếp. Sau đó nặn thành từng chiếc bánh nhỏ.

– Cách nấu: Cho bánh gạo nếp lá mơ vào hồi hấp cách thủy cho đến khi chín.

VI. Lưu ý khi mẹ bầu ăn lá mơ

Để ăn lá mơ an toàn và không xảy ra tác dụng phụ, khi ăn lá mơ các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

– Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia sức khỏe trước khi dùng lá mơ.

– Sử dụng lá mơ đúng với liều lượng khuyến nghị, tránh lạm dụng vì có thể gây một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nhiễm khuẩn, khó hấp thu protein…

– Khi sử dụng lá mơ để sắc nước uống hay đắp ngoài nên ngâm vào nước muối trong 20 phút để khử khuẩn.

Nên ngâm rửa sạch lá mơ với nước muối loãng để khử khuẩn

– Mẹ bầu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong lá mơ không nên dùng lá mơ.

VII. Tác dụng phụ khi bà bầu ăn lá mơ lông quá nhiều

Bà bầu có ăn được lá mơ nhưng nếu quá nhiều có thể gây phản tác dụng dẫn đến một số tác hại dưới đây:

– Gây tiêu chảy:

Lá mơ có tính mát nên nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.

– Tăng khả năng nhiễm khuẩn:

Rất nhiều chủng vi khuẩn có hại cho sức khỏe bám trên lá mơ, chủ yếu là vi khuẩn đường ruột.

Do đó, nếu mẹ bầu ăn lá mơ sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn không tốt cho sức khỏe.

– Khó hấp thụ protein:

Một số chất trong lá mơ có khả năng phân hủy protein.

Cơ thể mẹ bầu nếu thiếu protein dễ dẫn đến mệt mỏi, bị sưng phù, đau nhức…

Vì vậy khi sử dụng lá mơ, các mẹ nên kết hợp với thực phẩm giàu đạm để tránh bị thiếu hụt protein cho cả mẹ và bé.

Như vậy, câu hỏi mẹ bầu ăn lá mơ được không đã được canxi hữu cơ úc PM NextG Cal giải đáp chi tiết.

Tuy nhiên, khi ăn lá mơ, các mẹ cần chú ý ăn với lượng phù hợp và ăn đúng cách để đảm bảo nhận được tối đa hiệu quả và an toàn cho thai kỳ!

This post was last modified on 15/04/2024 15:44

Published by

Bài đăng mới nhất

Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!

Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…

24 phút ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

4 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

19 giờ ago