3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khi các cơ quan của thai nhi đang hình thành, việc lựa chọn thực phẩm cho mẹ bầu càng trở nên quan trọng hơn. Ăn những thức ăn không tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, bao gồm:
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? kiêng gì? Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu về 29 loại thực phẩm được sắp xếp theo mức độ nguy hiểm giảm dần mà mẹ bầu nên tránh 3 tháng đầu để giúp thai nhi phát triển an toàn và ổn định.
Bạn đang xem: MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU KHÔNG NÊN ĂN GÌ? 29 THỰC PHẨM NÊN KIÊNG
Tìm hiểu 29 thực phẩm mẹ bầu nên tránh, nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm chứa thịt sống như tré, nem chua, gỏi sống, tiết canh, phở bò tái,… Những loại thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng như toxoplasma gondii, salmonella, listeria và khuẩn E. coli. Khi bị nhiễm các loại ký sinh trùng này sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm não, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tử cung, tổn thương não bộ thai nhi và thậm chí là sảy thai.
Mẹ bầu nên tránh ăn hải sản sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ vibrio, salmonella, listeria và norovirus trong 3 tháng đầu. Một số món ăn chứa hải sản sống như sushi, sashimi, gỏi hải sản sống, hàu sống, sò điệp sống,… phụ nữ mang thai không nên ăn. Các loại vị khuẩn này sẽ gây ngộ độc thực phẩm, viêm ruột, nguy cơ cao sinh non và sảy thai.
Trong lòng đỏ trứng sống chứa vi khuẩn salmonella, nếu nhiễm loại vi khuẩn này mẹ bầu sẽ bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Những triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh, kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Lúc này, phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác buồn nôn, lạnh rét và có thể xuất hiện máu trong phân. Lòng đỏ trứng khi được nấu chín sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn này, giúp mẹ bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa vấn đề rối loạn tiêu hóa nguy hiểm.
Khi mang thai phụ nữ không nên ăn trứng sống
Các loại cá biển lớn như cá đuối, cá chẽm, cá ngừ, cá thu,… có hàm lượng thủy ngân cao. Khi ăn các loại cá này sẽ gia tăng gấp đôi hàm lượng thủy ngân trong máu mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với thủy ngân qua bụng mẹ có thể tổn thương não, ảnh hưởng đến thính giác và thị giác. Thế nên, phụ nữ mang thai nên ăn các loại cá nhỏ như cá cơm, cá bơn, cá chim, cá hồi, cá rô phi,… để hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Việc ăn quá nhiều nha đam không tốt cho phụ nữ mang thai, vì nha đam chứa chất tẩy rửa mạnh anthraquinone kích thích hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Gan động vật rất giàu vitamin A, với hàm lượng lên đến 7679mcg trong 100g gan bò tươi, gấp 8 lần nhu cầu vitamin A khuyến nghị hằng ngày cho người trưởng thành.
Nhưng nếu phụ nữ mang thai nạp quá nhiều vitamin A, đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ, có thể tăng nguy cơ gây quái thai, sảy thai, các vấn đề dị tật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch. Vì vậy, trong 3 tháng đầu thai nên hạn chế ăn gan động vật, không vượt quá 100g trong 8 ngày liên tiếp để bảo vệ sức khỏe của thai nhi.
Enzyme papain gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non cho mẹ bầu có khá nhiều trong đu đủ xanh. Ngoài ra, mủ đu đủ xanh cũng chứa nhiều hợp chất latex gây dị ứng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn đu đủ xanh trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Thay vào đó, nên ăn đu đủ đã chín kỹ để bổ sung thêm dưỡng chất, an toàn hơn cho sức khỏe khi mang thai.
Papaverin là hợp chất gây giãn mạch máu và giảm huyết áp giống như thuốc phiện. Trong rau bồ ngót có hàm lượng hợp chất này rất cao nên phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều. Trong 100g rau ngót có đến 580mg papaverin, khi ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, kích thích cơ trơn tử cung co thắt, rối loạn nhịp và dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, còn có rau răm, củ dền đều có chứa những chất làm kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
Táo dại chứa nhiều acid nên thường có vị chua hơn so với táo được trồng. Loại acid trong táo dại gây trào ngược dạ dày, ợ chua và viêm loét nếu ăn quá mức. Hạt táo dại chứa nhiều hợp chất amygdalin, tạo ra chất độc xyanua gây khó thở, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu khi vô tình ăn phải.
Trong dứa có chứa loại enzyme có khả năng phá vỡ protein trong cơ thể, gây co thắt và làm mềm cổ tử cung, biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non đó chính là bromelain.
Xem thêm : Sinh năm 2006 mệnh gì? Bính Tuất hợp với người tuổi nào, màu nào?
Loại enzyme này cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất prostaglandin, ức chế vấn đề cầm máu, khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng chảy máu bất thường. Bromelain chủ yếu tập trung trong lõi của quả dứa, ít tồn tại ở phần thịt nên khi ăn dứa, mẹ bầu nên loại bỏ hoàn toàn lõi, không nên ăn nhiều dứa, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
Nếu phụ nữ mang thai ăn lá chùm ngây có thể tăng hàm lượng sắt trong cơ thể, từ đó ngăn chặn ngừa triệu chứng thiếu máu. Tuy nhiên, chỉ có lá chùm ngây là an toàn với mẹ bầu còn rễ, vỏ cây và hoa chứa chất alpha – sitosterol, gây co thắt tử cung và dẫn đến sảy thai.
Mẹ bầu chỉ nên ăn lá chùm ngây, không nên ăn rễ, vỏ cây và hoa
Trong rau ngải cứu có hàm lượng alkaloid cao gây chảy máu kinh mất kiểm soát và tử cung bị gây co thắt nghiêm trọng trong thai kỳ, đe dọa tính mạng thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ bầu bạn chế ăn rau ngải cứu trong 3 tháng đầu, đặc biệt là trong các món như bánh tráng cuốn, gỏi, món hấp…
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều solanine, chất độc ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và hệ thần kinh thai nhi. Solanine có trong mầm và phần mầm xanh của khoai tây, gây triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và chóng mặt. Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch và quái thai.
Các loại rau muối chua thường chứa rất nhiều natri, nếu ăn quá mặn hay tiêu thụ nhiều muối natri sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thận của thai nhi, tăng nguy cơ mắc bệnh tim trong thai kỳ cho mẹ. Ngoài ra, rau muối chua được lên men nên có độ axit cao, có thể gây xót ruột, trào ngược dạ dày và ợ chua. Thế nên, trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai không nên ăn thực phẩm có nhiều rau củ muối chua.
Thịt đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất, muối và chất béo, nên khi phụ nữ mang thai ăn thịt đóng hộp sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thịt chế biến sẵn cũng không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa vi khuẩn listeria gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa, nhiễm trùng máu, đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Rau mầm và giá sống chứa nhiều có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Nên phụ nữ mang thai có hệ tiêu hóa yếu không nên ăn hai loại rau này để tránh nguy cơ nhiễm trùng ruột, nhiễm trùng máu, ngăn ngừa tình trạng sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh. Để đảm bảo an toàn, 3 tháng đầu thai kỳ hãy hạn chế ăn giá sống và rau mầm, nên ăn giá và rau mầm được hấp hoặc luộc, để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Phụ nữ không nên ăn rau mầm, giá sống trong 3 tháng đầu
Đào là loại trái cây thơm ngon, có vị ngọt đặc trưng, nhưng chứa rất nhiều đường fructose, tiềm ẩn rủi ro tăng cân nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, đào thuộc nhóm FODMAP, có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Phụ nữ mang thai nên hạn chế việc ăn đào, tối đa 1 – 2 quả mỗi tuần, tránh tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau sống vì loại rau này thường có nhiều phân bón, nấm, ký sinh trùng, đặc biệt là khuẩn listeria và toxoplasma gondii. Hai loại vi khuẩn này gây nhiễm trùng máu, sảy thai, gây nguy cơ tổn thương não, mắt và hệ thống thần kinh của thai nhi. Nếu muốn ăn rau sống, mẹ bầu nên chọn loại rau được chứng nhận Organic và đảm bảo tiêu chuẩn như Vietgap.
Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, chúng sống ở đáy sông, biển, chứa nhiều hóa chất độc hại và chất thải của các loài sinh vật khác. Thời kỳ đầu mang thai, không nên ăn quá nhiều động vật có vỏ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn clostridium botulinum trong ruột hải sản. Ngay cả khi hải sản được nấu chín hoàn hoàn cũng khó có thể tiêu diệt loại vi khuẩn này nên cơ thể sẽ bị ngộ độc khi tiêu thụ quá mức.
Phụ nữ mang thai hạn chế ăn động vật có vỏ
Lượng đường có trong các loại trái cây chủ yếu là đường fructose, trong giai đoạn mang thai nếu ăn quá nhiều sẽ làm rối loạn chuyển hóa đường, mỡ và cao huyết áp cho thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu cũng sẽ bị rối loạn lipid máu sau thai kỳ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai không nên ăn quá 240g trái cây mỗi ngày trong 3 tháng đầu.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn trái cây chứa nhiều đường
Cua và ghẹ chứa nhiều chất đạm và ít chất béo, là nguồn cung dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn và ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng và ngộ độc thủy ngân. Để đảm bảo an toàn, khi ăn cua ghẹ, các mẹ nên chú ý đến nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh, chỉ nên ăn những con không có mùi tanh, nhầy nhụa. Vỏ cua không nên bị nứt trước khi nấu, phần thịt chín có màu trắng đục và không bị nhũn.
Hạt vừng là một nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp sắt, protein, chất xơ, canxi, magie, kali có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hạn chế ăn quá nhiều hạt vừng trong ba tháng đầu thai kỳ vì có thể gây cảm giác buồn nôn. Hạt vừng cũng chứa nhiều chất xơ, nên khi ăn quá mức sẽ tạo ra lớp chất xơ dày trên thành ruột non, gây đầy hơi và đau bụng. Các mẹ có thể thay thế hạt vừng bằng các loại hạt khác và trái cây khô để cân bằng dinh dưỡng.
Không nên ăn quá nhiều hạt vừng khi mang thai
Sữa chưa qua quá trình tiệt trùng hay các sản phẩm được làm bằng sữa không tiệt trùng như sữa chua, phô mai chứa nhiều vi khuẩn listeria. Những loại vi khuẩn này sẽ khiến cơ thể mẹ bầu phát ban, sốt, ớn lạnh và đau đầu. Nặng hơn có thể bị nhức cơ, nhức đầu, cứng cổ, thậm chí là co giật nguy hiểm. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên uống sữa không tiệt trùng và các chế phẩm của nó trong 3 tháng đầu. Nên chọn sữa tươi đã tiệt trùng, có nguồn gốc rõ ràng và sản xuất theo quy trình khép kín để đảm bảo an toàn.
Caffeine có khả năng xâm nhập vào thai nhi một cách dễ dàng, tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non. Nếu trong thời kỳ mang thai tiêu thụ nhiều hơn 180ml cà phê mỗi ngày có thể làm cho trẻ mới sinh phát triển kém hơn, kích thước và cân nặng thấp hơn bình thường. Để tránh rủi ro cho thai nhi, mẹ bầu không nên ăn uống hàm lượng caffeine vượt quá 200mg/ngày trong 3 tháng đầu, uống không quá 60ml cà phê mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều gia vị như muối, đường, nước mắm, ớt, tỏi, bột ngũ vị hương,…. Muối và nước mắm chứa hàm lượng natri cao, gây tăng huyết áp và tiền sản giật. Đường gây béo phì và tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Gia vị như ớt, tiêu, tỏi… kích thích dạ dày, gây nóng trong người, ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa. Mẹ bầu không nên ăn quá 5g muối và 25g đường mỗi ngày để duy trì sức khỏe thai nhi.
Đồ ăn vặt làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ vì nó chứa nhiều đường, chất béo và muối. Để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều và ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng như salad, các loại hạt và đậu sấy khô. Hãy theo dõi cân nặng thường xuyên để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đảm bảo thai nhi phát triển lành mạnh.
Trà chứa rất nhiều caffeine, trong 240ml trà chứa khoảng 29 – 58mg caffeine. Nếu mẹ bầu uống nhiều trà, tiêu thụ caffeine từ 100 – 300mg mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ sảy thai gấp 2.4 lần. Vì vậy, trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế uống trà, hằng ngày không nên nhiều nhiều hơn 400ml để bảo vệ thai nhi và giảm nguy cơ sảy thai.
Phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà, hạn chế tiêu thụ caffeine
Các loại đường tinh chế, chất tạo ngọt và hóa chất có rất nhiều trong nước ngọt có ga nên phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều. Nếu môi ngày uống nhiều hơn 60g nước ngọt sẽ tăng nguy cơ sinh non, nước ngọt có ga cũng khiến cho trẻ sinh tăng nguy cơ bị hen suyễn. Ngoài ra, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga cũng ảnh hưởng đến quá trình vận động, thị giác, nhận thức và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
Trong thời kỳ đầu khi mang thai, nếu mẹ tiếp xúc nhiều với cồn ethanol trong rượu bia làm giảm lưu lượng máu cung cấp oxy nuôi dưỡng nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Nếu mỗi tuần, mẹ bầu đều uống rượu bia một lần làm tăng nguy cơ ngộ độc thần kinh thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tránh xa rượu bia để đảm bảo sự sự khỏe mạnh cho em bé.
Mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, folate, canxi, vitamin D vitamin A, I-ốt. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Thế nên, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất có trong những loại thực phẩm như sau:
Qua bài viết này chúng ta đã biết 29 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh 3 tháng đầu. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đảm bảo mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin A, D, I-ốt… Tránh xa những loại thực phẩm gây hại cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 03:53
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024