Bầu uống trà sữa được không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, nhất là những mẹ bầu. Trong bài viết ngày hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. Trước tiên hãy cùng Nhà Thuốc tìm hiểu qua về thành phần chính có trong trà sữa nhé!
Thành phần chính có trong trà sữa gồm:
Bạn đang xem: Bầu uống trà sữa được không? Tác hại khi bà bầu uống quá nhiều trà sữa
Bầu uống trà sữa được không? Câu trả lời là có. Bà bầu có thể uống trà sữa nhưng chỉ nên uống ít. Theo thống kê kết quả nghiên cứu, ta biết được một ly trà sữa khoảng 500ml chứa tới 130 – 140mg caffeine. Do đó, nếu không uống quá nhiều hoặc không uống cùng các loại thức uống có chứa caffeine khác thì việc uống trà sữa không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì tốt nhất bà bầu vẫn không nên uống.
Thành phần trong kem béo chủ yếu là dầu thực vật hydro hóa không có lợi cho sức khỏe. Nếu thai phụ nạp vào cơ thể một lượng lớn dầu thực vật hydro hóa sẽ gây nguy hại cho cơ thể như gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt… Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch… ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Mặt khác, dựa trên hàm lượng các thành phần có trong trà sữa, có thể thấy rằng hàm lượng đường có trong trà sữa đã vượt mức lượng đường cần thiết mà mỗi người nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu mẹ bầu uống một ly trà sữa, lượng đường hấp thu trong ngày có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của thai nhi.
Thêm vào đó, thông thường trong trà sữa sẽ có thêm trân châu. Việc ăn nhiều các loại trân châu làm từ các hóa chất độc hại sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn trân châu thậm chí là không ăn để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và bé một cách tốt nhất.
Theo nghiên cứu, trong một ngày bà bầu không nên tiêu thụ quá 25g đường. Trong một ly trà sữa 473ml có chứa từ 34g – 45g đường tùy loại. Nếu uống 1 ly trà sữa đồng nghĩa với việc nạp gấp 2-3 lần lượng đường cho phép.
Bên cạnh đó, khi cơ thể hấp thụ nhiều đường hơn so với cần thiết sẽ khiến tuyến tụy tiết ra nhiều insulin gây tích tụ mỡ thừa gây ra các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Không những thế, việc hấp thụ quá nhiều đường cũng khiến làn da bà bầu bị lão hóa nhanh chóng do ảnh hưởng đến elastin và collagen gây ra tình trạng viêm da, lão hóa sớm khiến da nhăn nheo và chảy xệ.
Khi mang thai, bà bầu cần bổ sung từ 2,5 – 3l nước mỗi ngày do cơ thể thường bị nóng lên. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa vitamin và các khoáng chất vào các tế bào máu của cơ thể. Trong 2 ly trà sữa 1000ml trà sữa được nạp vào cơ thể thì chỉ có khoảng 100ml là nước lọc tinh khiết.
Để đảm bảo sức khỏe, bà bầu nên bổ sung nhiều nước lọc và hạn chế tối đa trà sữa để cơ thể có thể vận hành và lưu trữ được lượng enzyme cần thiết.
Trong quá trình mang thai, việc bổ sung sắt vào cơ thể mẹ là rất cần thiết bởi sắt giúp duy trì sức khỏe của thai kỳ, giúp phòng ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản… Nếu mẹ bầu uống nhiều trà sữa khi mang thai khiến cơ thể dễ bị thiếu sắt. Bởi vì trong trà sữa có các loại acid béo, các acid này sẽ gây ức chế hoạt động của các acid trong dạ dày, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Đồng thời, việc uống trà sữa thường xuyên khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
Để mang lại cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì thay vì uống trà sữa các mẹ bầu nên bổ sung các loại trà tốt cho sức khỏe để bé phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm : Top 20 Món ngon với trứng gà dễ làm ngon cơm lạ miệng
Từ ngàn xưa, trà hoa cúc được ví như một loại “thần dược” chữa bách bệnh và đặc biệt rất tốt cho bà bầu. Loại trà này có hương thơm thảo mộc dịu nhẹ đặc trưng có khả năng làm dịu thần kinh giúp cho các mẹ bầu giảm căng thẳng kiểm soát chứng mất ngủ, giảm tình trạng sưng phù chân tay. Giúp cho các mẹ bầu ngon giấc.
Nếu như mẹ bầu bị ốm nghén thì trà bạc hà thực sự là cứu tinh. Hương thơm bạc hà giúp bạn cải thiện tình trạng buồn nôn, giảm ốm nghén trong quá trình mang thai. Trà bạc hà rất giàu chất xơ và các chất này có tính làm dịu giúp cho các cơ dạ dày thư giãn và tiêu hóa tốt hơn.
Một loại trà thảo mộc hữu dụng khác dành cho bà bầu chính là trà gừng. Trong trà gừng có chứa hai hợp chất đó là gingerols và shogaols tác tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm cảm giác buồn nôn trong thai kỳ và đặc biệt với tính cay nồng trà gừng con có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì mỗi ngày chỉ nên dùng 1 gram gừng để an toàn cho sức khỏe.
Đây là một loại thảo dược mà ít ai biết, với tác dụng giảm nguy cơ sinh non hiệu quả, giúp tăng độ vững chắc của tử cung nên trà lá mâm xôi được coi là thảo dược bảo vệ cho sức khỏe của bà bầu. Hơn thế nữa trong trà lá mâm xôi có chứa một lượng sắt lớn giúp ngăn ngừa vấn đề thiếu máu trong quá trình mang thai.
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến trà sữa, tác hại khi bà bầu uống nhiều trà sữa. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc có thể được giải đáp thắc mắc: Bầu uống trà sữa được không? Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Sức khỏe đời sống
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 20:54
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?