Nội dung
I. Bà bầu ăn rau má được không?
Bạn đang xem: Bầu ăn rau má được không? Những điều cần biết để tránh hại con
II. Lợi ích của rau má với bà bầu
Xem thêm : Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc?
III. Lưu ý khi sử dụng rau má với bà bầu
Rau má hay có tên gọi khác đó là tuyết thảo hay liên tiền thảo. Loại rau này hay mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương và ở các vùng nhiệt đới khác nhau.
Rau má vị đắng, hơi ngọt, có tính hàn rất mạnh. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của rau má gồm nước 88,2%, protein 3,2%, glucid 1,8%, cellulo 4,5%, khoáng toàn phần 2,3%. Các muối khoáng: Ca 29 mg%, P 2,4 mg%, Caroten 2,6 mg%, Vitamin C 37 mg%. Cứ 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 Calo.
Xem thêm : Công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật
Vì vậy, không phải bà bầu nào cũng có thể sử dụng rau má một cách tùy ý. Đặc biệt, bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau má để tránh nguy cơ động thai, sảy thai,…
Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu có thể sử dụng được loại rau này. Khi sử dụng rau má, bà bầu sẽ giảm thiểu được các triệu chứng táo bón. Đồng thời giúp lợi tiểu, nhuận tràng, táo bón và bị trĩ. Tuy nhiên, bà bầu không nên lạm dụng rau má liên tục cũng như sử dụng nhiều cùng một lúc sẽ phản tác dụng và gây ngộ độc.
- Thanh lọc cơ thể: rau má có tính hàn, nên khi bà bầu sử dụng rau má sẽ giúp bà bầu giảm nóng trong, thanh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, rau má còn giúp thải độc tố tích tụ trong cơ thể.
- Hạ sốt: Rau má có dược tính hàn rất mạnh với công dụng giải nhiệt và hạ sốt an toàn, lành tính. Khi bị cảm, bà bầu có thể sử dụng nước rau má để bù nước và bổ sung thêm các vi chất cho cơ thể.
- Lợi tiểu: Khi bà bầu ở những tuần thai lớn, thai có xu hướng chèn ép bàng quang gây nên nhiều vấn đề về đường tiết niệu. Trong khi đó, rau má được biết đến là loại thảo dược lợi tiểu từ thiên nhiên. Chính nhờ tác dụng hoàn hảo này, rau má giúp bà bầu giảm triệu chứng của bí tiểu, tiểu rắt. Không chỉ vậy, ăn rau má còn giúp bà bầu bài trừ độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Giảm lo âu: tâm sinh lý bà bầu rất phức tạp, thay đổi thất thường và có những suy nghĩ tiêu cực. Trong khi đó, hoạt chất triterpenoids trong rau má có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh, đẩy lùi những vấn đề trên.
- Hỗ trợ điều trị trĩ: Sự thay đổi về hormone khi mang bầu khiến tình trạng táo bón kéo dài dẫn đến bệnh trĩ. Rau má với hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện các vấn đề về trĩ.
- Giúp đẹp da: Thành phần của rau má chứa axit brahmic và axit asiatic giữ vai trò tái tạo, phục hồi tế bào da cùng với nhiều chất chống oxy hóa khác có tác dụng giúp cải thiện những tổn thương trên da và làm da dẻ mịn màng, căng bóng.
1. Lưu ý khi sử dụng rau má
- Tuyệt đối không uống nước rau má ở 3 tháng đầu của thai kỳ vì rất dễ đối mặt với nguy cơ sảy thai.
- Mẹ bầu cơ địa yếu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng rau má.
- Chỉ nên dùng mỗi ngày khoảng 40g rau má xay làm nước uống và không nên uống liên tục hàng ngày vì nó dễ làm tăng lượng đường và cholesterol trong máu dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
- Chọn rau má sạch: Bà bầu nên chọn nơi uy tín để mua rau má chất lượng, tránh tình trạng rau má dính thuốc trừ sâu, gây ngộ độc với mẹ bầu và em bé.
- Không ăn rau má số lượng nhiều và liên tục: rau má có tính hàn rất mạnh, nếu ăn rau má nhiều nó sẽ gây nên tình trạng lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Sơ chế rau má thật kỹ trước khi ăn: Trước khi ăn, mẹ bầu ngâm rau má với nước muối và rửa sạch rau trước khi ăn.
2. Đối tượng không nên ăn rau má trong thai kỳ
- Thai phụ có tiền sử bị động thai, sảy thai nhiều lần do sinh non.
- Thai phụ có sức đề kháng kém, cơ địa yếu không nên ăn rau má tránh tình trạng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
- Bầu bị tiểu đường thai kỳ, cholesterol trong máu cao.
- Bầu thường xuyên gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, vì rau má có tính hàn gây lạnh bụng và khiến tình trạng táo bón, tiêu chảy tệ hơn.
Lời kết: Trên đây là những thông tin chi tiết chia sẻ về vấn đề bầu ăn rau má được không? Rau má là một loại rau tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau má không thích hợp sử dụng cho bà bầu 3 tháng đầu. Giai đoạn 6 tháng sau, bà bầu có thể dùng được rau má hỗ trợ sức khỏe. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu có thể sử dụng rau má hợp lý hơn trong tương lai. Chúc các mẹ thành công.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/05/2024 22:31