Categories: Tổng hợp

Bà bầu uống rau má được không? Được nhưng cần chú ý thời điểm

Published by

Bà bầu uống rau má được không là một câu hỏi khiến rất nhiều mẹ băn khoăn? Liệu rau má còn có thể được chế biến thành những món ăn nào tốt cho bà bầu? Chuyên mục Thai kỳ của AVAKids sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc đó thông qua bài viết dưới đây.

1Thành phần dinh dưỡng của rau má

Trước khi trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu uống rau má được không?”, AVAKids sẽ cùng các mẹ tìm hiểu những dưỡng chất có trong rau má nhé.

Rau má là một loại cây thân thảo, có hình dạng tương tự như những đồng tiền tròn xếp nối tiếp với nhau nên còn được gọi là liên tiền thảo.

Loại rau này được nhiều người ưa chuộng vì chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như: canxi, saponin, saccharides, sắt cho bà bầu, magie, beta caroten, kali, kẽm,… Tùy theo từng khu vực sinh sống và mùa thu hoạch mà lượng dinh dưỡng trong rau má sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, thường trong 100g rau má sẽ bao gồm:

  • 88,2g nước
  • 3,2g đạm(protein)
  • 1,8g tinh bột
  • 4,5g cellulose
  • 3,7g vitamin C
  • 0,15g vitamin B1
  • 2,29g canxi
  • 2mg phospho
  • 3,1g sắt
  • 1,3g beta caroten

Rau má chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bà bầu

2Bà bầu uống rau má được không?

Rau má vốn từ lâu đã trở thành một món ăn hết sức phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người vì dễ chế biến và ngon miệng.

Tuy nhiên, với bà bầu, khâu chọn lựa thực phẩm cần phải rất cẩn thận và tỉ mỉ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi. Liệu rằng: “Bà bầu uống rau má được không?” Vậy mẹ bầu hãy cùng AVAKids tìm hiểu nhé.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bà bầu uống rau má có thể qua cách uống nước ép tốt cho bà bầu hoặc ăn các loại thức ăn. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên dùng rau má ở một lượng vừa phải, tránh việc sử dụng quá thường xuyên.

Trong suốt thời gian thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố cùng với tốc độ trao đổi chất tăng cao trong cơ thể mẹ bầu sẽ khiến thân nhiệt của các mẹ tăng lên đáng kể.

Lúc này, mẹ có thể ăn hoặc uống nước làm từ rau má để thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng rau má sẽ gây ra một số biến chứng ảnh hưởng xấu tới cả mẹ bầu và thai nhi như: đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là ảnh hưởng thai nhi.

Chính vì thế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn rau má. Những tháng sau đó, bà bầu uống rau má thì được nhưng cũng chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ.

3Lợi ích khi bà bầu uống rau má

Rau má rất giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nếu ba mẹ đang thắc mắc liệu rằng: “Bà bầu uống rau má được không?” thì AVAKids xin trả lời thông qua những lợi ích của rau má như:

Giảm thiểu cảm giác lo âu và căng thẳng

Trong suốt quá trình mang thai, nếu các mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng lo lắng, stress thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi sau này như:trẻ bị tăng động, trẻ bị chậm nói, kém phát triển trí tuệ,…

Mà trong rau má lại có chứa thành phần triterpenoids – một hoạt chất giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh. Vì vậy, có thể nói bà bầu uống rau má giảm giúp cảm giác âu lo và nguy cơ trầm cảm khi mang thai .

Uống rau má giúp bà bầu giảm căng thẳng, lo âu

Giúp lợi tiểu

Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, rau má còn có tác dụng giúp lợi tiểu rất tốt. Trong suốt thời gian mang bầu, do thai nhi lớn hay chèn ép lên bàng quang nên mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng tiểu rắt hay bí tiểu.

Vì vậy, mẹ bầu có thể uống rau má để giảm thiểu tình trạng này cũng như giúp thải độc cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hạ sốt

Rau má có tính hàn vậy nên tác dụng chính của rau má là giúp hạ sốt, hạ nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng nước rau má để bù nước và các vi chất có lợi cho cơ thể.

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu đều thay đổi để giúp cho thai nhi phát triển. Đây chính là nguyên nhân chính làm hệ tiêu hóa của mẹ bị chậm và quá trình đào thải chất cặn bã ra ngoài trở nên ít hơn so với bình thường.

Và điều này dẫn đến việc mẹ bầu bị táo bón trong thời gian dài từ đó mắc bệnh trĩ. Thế nên, bà bầu uống rau má làm giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi mang thai và hỗ trợ chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả hơn.

Giúp mẹ bầu có một làn da khỏe đẹp hơn

Do có chứa thành phần chất chống oxy hóa vậy nên mẹ bầu thi thoảng uống một cốc nước rau má sẽ cải thiện được tình trạng da, giúp da chậm lão hóa và trở nên tươi khỏe hơn.

Giúp vết thương nhanh lành

Ngoài các lợi ích trên, bà bầu uống rau má còn có tác giúp giúp chữa lành vết thành bởi trong rau má có các hợp chất giúp tế bào tự chữa lành nhanh hơn. Đây cũng chính là đáp án để trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu uống rau má được không?

4Lưu ý khi bà bầu uống rau má

Khi đã có đáp án cho câu hỏi: “Bà bầu uống rau má được không?” chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ ưu tiên loại thực phẩm này. Và để sử dụng sao cho phát huy được hết tác dụng của rau má, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:

  • Đối với những bà bầu có tiền sử bị sảy thai, động thai, sức khỏe yếu, hệ tiêu hóa kém và mắc tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng rau má
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi uống rau má với những mẹ bầu có cơ địa yếu
  • Trước khi uống, mẹ bầu hãy đun sôi rau má, tránh uống trực tiếp vì dễ xảy ra bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa bởi các vi khuẩn có trên rau má hoặc lượng thuốc trừ sâu dư thừa
  • Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không uống rau má để tránh nguy cơ bị sảy thai
  • Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên sử dụng khoảng 40g rau má xay hoặc ép thành nước uống.
  • Tránh việc sử dụng rau má quá thường xuyên vì dễ tăng cholesterol và lượng đường trong cơ thể, dẫn đến việc mẹ bầu mắc phải tiểu đường thai kỳ
  • Mẹ nên lựa chọn những nguồn rau má có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo uy tín chất lượng và rửa sạch rau má, ngâm dung dịch nước muối khoảng 30 phút trước khi chế biến và sử dụng

5Đôi lời từ AVAKids

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề mà mẹ bầu đáng lưu tâm nhất. AVAKids hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi “bà bầu ăn rau má được không”, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho thực đơn ăn uống của mình. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm sữa bầu đến từ các thương hiệu uy tín như: sữa bầu Similac, sữa bầu Enfa, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Frisomum,…

Quỳnh Chi tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

15 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago