Hạt dẻ với hương thơm và mùi vị đặc trưng, là món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, magie hay canxi, cùng các loại vitamin cần thiết khác. Đặc biệt, hạt dẻ có chứa hoạt chất aescin có tác dụng chống viêm hiệu quả và cải thiện hệ tim mạch. Vậy bầu ăn hạt dẻ được không?
Hạt dẻ có tên khoa học là Aesculus hippocastanum và các sản phẩm được chiết xuất từ hạt dẻ đem tới nhiều lợi ích sức khỏe. Theo trích nguồn từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g hạt dẻ có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
Bạn đang xem: Mang bầu ăn hạt dẻ được không? Một số lưu ý mẹ bầu nên biết trước khi thưởng thức hạt dẻ
Hạt dẻ đem tới nguồn dinh dưỡng đa dạng cho bà bầu và thai nhi, chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thêm hạt dẻ vào thực đơn ăn uống như một món ăn vặt hàng ngày. Bởi không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu, hạt dẻ còn chứa rất nhiều chất xơ cùng các loại vi khoáng thiết yếu như magie, sắt hay canxi.
Ngoài ra, hạt dẻ có chứa hoạt chất aescin cải thiện sức khỏe hệ tim mạch và chống viêm hiệu quả. Đồng thời, trong hạt còn chứa một số loại vitamin quan trọng như vitamin B6, vitamin C cùng nhiều loại hoạt chất khác.
Bệnh suy tĩnh mạch mãn tính (CVI) là tình trạng khi van tĩnh mạch ngoại biên trở nên yếu và không đảm bảo chức năng hoạt động. Điều này sẽ làm máu rò rỉ ngược chiều đi bình thường và tích tụ, ứ đọng trong tĩnh mạch và giường mao mạch.
Trong thời kỳ đầu, khi thai phát triển nhanh khiến bà bầu chịu nhiều áp lực thân trên. Điều này có thể gây suy tĩnh mạch ngoại biên, đặc biệt ở chi dưới của mẹ bầu. Người mắc suy tĩnh mạch có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:
Trong hạt dẻ có chứa hợp chất aescin giúp hỗ trợ tốt trong việc điều trị CVI. Hoạt chất này sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn, cải thiện và giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã ghi nhận chiết xuất từ hạt dẻ có giá trị trong điều trị bệnh CVI ngắn hạn.
Xem thêm : 1 lượng vàng bằng bao nhiêu tiền
Vì vậy, để điều trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính dài hạn cần đi khám bác sĩ để được xử trí và hướng dẫn điều trị bệnh.
Aescin trong hạt dẻ và các sản phẩm chiết xuất từ hạt dẻ có khả năng chống viêm hữu hiệu. Đặc biệt khi bà bầu bị sưng đau chân, suy tĩnh mạch chi dưới hay xước xát, chấn thương. Bởi vậy, thuốc mỡ có chứa aescin sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm, sưng và giảm đau hiệu quả.
Hoạt chất có tính chống oxy hóa rất quan trọng đối với cơ thể sống nói chung và sức khỏe của bà bầu nói riêng. Hoạt chất chống oxy hóa không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo của tế bào hư tổn mà còn làm chậm quá trình lão hóa tế bào. Điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của cơ thể.
Trong thời gian thai kỳ, ăn hạt dẻ thường xuyên sẽ giúp cung cấp nguồn chất chống oxy hóa dồi dào cho và bảo vệ mẹ bầu khỏi gốc tự do phát hoại tế bào của cơ thể. Hạt dẻ như một loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi an toàn và tự nhiên.
Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa đa dạng được cung cấp bởi hạt dẻ giúp làm giảm nguy cơ hình thành bệnh lý tim mạch cũng như giảm tích tụ chất béo xấu trong cơ thể. Ngoài ra, hạt dẻ là nguồn kali tuyệt vời giúp hệ tim mạch hoạt động nhịp nhàng.
Hạt dẻ rất bổ dưỡng và giàu khoáng chất, vitamin. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ mỗi ngày có thể gây ra một số tác hại như sau:
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều hạt dẻ trong một ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa, biểu hiện với triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng… Cảm giác nặng nề này sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải cả ngày. Thậm chí, điều này có thể ảnh hưởng tới bữa ăn khác của bà bầu khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.
Xem thêm : Đổi tiền Đô sang tiền Việt ở đâu? Địa điểm đổi ngoại tệ uy tín
Hạt dẻ thường được rang với muối hay bơ giúp tăng vị thơm và ngon miệng. Bởi vậy, khi tiêu thụ hạt dẻ rang nghĩa là tiêu thụ một lượng muối đáng kể so với khẩu phần muối hàng ngày. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như huyết áp cao.
Hạt dẻ là loại hạt bổ dưỡng, tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Cụ thể, chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 10 hạt dẻ. Đồng thời, nên ăn hạt dẻ với vị nguyên bản, không cho thêm nhiều các loại gia vị như đường hay muối.
Ngoài ra, việc ăn hạt dẻ có thể gây đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, không nên ăn hạt dẻ ngay sau bữa chính với lượng thức ăn lớn sẽ gây cản trở quá trình hấp thu của hệ tiêu hóa.
Mặt khác, mẹ bầu có vấn đề về đường tiêu hóa hay bà bầu bị mắc đái tháo đường thai kỳ nên hạn chế món ăn vặt này. Bên cạnh đó, ngoài việc ăn hạt dẻ, mẹ bầu cần được chuẩn bị một chế độ ăn uống kết hợp cân bằng với đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm protein (đạm), mỡ (lipid), tinh bột (carbohydrate) và chất xơ, khoáng chất và vitamin.
Song hành với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, mẹ bầu có thể vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày. Điều này không chỉ giúp sức khỏe của mẹ bầu được tăng cường mà còn giúp thời điểm mẹ “vượt cạn” đưa bé chào đời dễ dàng và ít đau đớn hơn.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn hạt dẻ được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cũng như cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết. Hạt dẻ sẽ cung cấp cho cơ thể vitamin và nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/05/2024 05:12
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…