Có bầu ăn măng cụt được không? – Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc mỗi khi tìm kiếm những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi. Măng cụt là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, được biết đến với hương vị thơm ngon cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe to lớn.
Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn thường băn khoăn bà bầu có ăn được măng cụt không, ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không và nếu có thể, ăn bao nhiêu là phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp tất cả những thắc mắc trên, đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin khoa học để mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân trong suốt thai kỳ.
Bạn đang xem: Có bầu ăn măng cụt được không và ăn bao nhiêu là đủ?
Măng cụt, còn được biết đến với tên tiếng Anh là mangosteen, khi chín vỏ có màu tím đậm, trong khi phần ruột bên trong được chia thành các múi trắng mềm, mang hương vị ngọt ngào đặc trưng. Trong ẩm thực Việt Nam, măng cụt được ứng dụng để chế biến nhiều món ăn và thức uống thơm ngon, từ các món ngọt như sữa chua măng cụt, mứt măng cụt, đến các món mặn như gỏi gà măng cụt. Bên cạnh đó, măng cụt cũng thường được dùng món tráng miệng để làm giảm cảm giác ngấy khi ăn các món nhiều dầu mỡ. Vậy, phụ nữ có thai ăn măng cụt được không? Mẹ bầu ăn măng cụt có tốt không? Đâu là những lời khuyên chính xác từ các chuyên gia dinh dưỡng? Cùng Hệ thống Phòng khám Nutrihome tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Một trái măng cụt trung bình có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 73 calo, trong đó chứa khoảng 18 gam chất đường bột, 1.8g chất xơ, 0.6 g chất béo và 0.4 g protein. Về thành phần các nguyên tố vi lượng, măng cụt chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như: vitamin C, B1, B2, B3, B5, B6, B9 (folate), mangan, magiê, kali và sắt.
Điểm nổi bật về măng cụt là nó chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là các loại xanthone. Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn tác động của các gốc tự do, giảm thiểu việc hủy hoại các tế bào và hỗ trợ phòng ngừa một số loại bệnh mạn tính trong thai kỳ như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
Chi tiết hơn, hàm lượng dinh dưỡng trong 100g măng cụt bao gồm:
Bà bầu ĐƯỢC ăn măng cụt vì loại quả này rất an toàn, không hề chứa bất kỳ thành phần nào có thể khiến mẹ bị co thắt tử cung, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, dù măng cụt là một nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng nó cũng chứa một lượng đường tự nhiên khá cao. Do đó, bà bầu nên tiêu thụ măng cụt một cách vừa phải, không nên ăn một lần quá nhiều hoặc ăn thường xuyên nhằm đảm bảo sự cân đối và đa dạng cho chế độ dinh dưỡng tổng thể.
Bà bầu ăn măng cụt RẤT TỐT cho sức khỏe vì măng cụt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung liên tục và đầy đủ trong thai kỳ. Cụ thể, măng cụt giúp mẹ bầu bổ sung nhiều vitamin B9 (folate), vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa quan trọng khác. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt trong thai kỳ có thể giúp mẹ:
Măng cụt là một nguồn thực phẩm giàu folate. Trung bình 100g măng cụt cung cấp cho mẹ 8% nhu cầu khuyến nghị folate hàng ngày dành cho người trưởng thành. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ đầy đủ folate giúp thúc đẩy nồng độ folate trong máu của mẹ tăng lên 1.47 lần và giảm thiểu được 78% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh của trẻ. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp mẹ ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu folate, đồng thời giúp thai nhi phòng chống dị tật nứt đốt sống (spina bifida) và dị tật thai vô sọ (anencephaly) một cách hiệu quả.
Xem thêm : 6 phim của "Hoàng tử xứ Hàn" Hyun Bin khiến hội chị em “say như điếu đổ”
Măng cụt chứa nhiều beta-carotene (16mg / 100g măng cụt). Đây là một dạng tiền chất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích các tế bào phôi thai phân chia, phát triển và biệt hóa thành nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi một cách toàn diện, từ việc hình thành tim, phổi, thận, mắt, xương,… cho đến hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch của thai nhi.
Bà bầu ăn măng cụt được không khi cơ thể dễ bị cảm cúm, viêm mũi và viêm đường hô hấp? Câu trả lời là ĐƯỢC vì măng cụt chứa nhiều vitamin A (2 mcg / 100g măng cụt). Loại vitamin này giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách kích thích sản xuất bạch cầu (tế bào kháng vi-rút và chống khối u), đồng thời góp phần điều tiết các phản ứng miễn dịch tế bào.
Nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin A làm suy yếu chức năng của bạch cầu trung tính và đại thực bào – cả hai đều là những loại tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch. Do đó, ăn măng cụt giúp mẹ bầu bổ sung vitamin A kịp thời cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng,… trong thai kỳ.
Theo nghiên cứu, măng cụt có tác dụng ngăn cản các tế bào ung thư hình thành nhờ chúng chứa nhiều các hợp chất phytochemical, chẳng hạn như: phenolic, xanthones , procyanidin , flavonoid và anthocyanin. Những hợp chất này có nhiều trong vỏ quả, ruột quả, thân cây, vỏ rễ và lá của cây măng cụt; có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và chống nhiễm khuẩn. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi sự khởi phát của nhiều bệnh ung thư nguy hiểm, đặc biệt là ung thư tử cung và ung thư ngực.
Bà bầu ăn măng cụt được không khi cơ thể dễ bị thừa cân, béo phì và tăng đường huyết? Câu trả lời là ĐƯỢC vì trong măng cụt chứa nhiều γ-mangostin – một hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm xanthone được chứng minh là có tác dụng hạ đường huyết mà không gây độc cho gan và thận. Theo nghiên cứu, hợp chất γ-mangostin trong măng cụt góp phần hạ đường huyết theo 2 cơ chế:
Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp cơ thể kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, thừa cân, béo phì và biến chứng đái tháo đường trong thai kỳ.
Bà bầu ăn măng cụt được không khi thường xuyên bị táo bón trong thai kỳ? Câu trả lời là ĐƯỢC vì măng cụt lại chứa nhiều chất xơ (1.8g / 100g măng cụt), giúp làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt nhanh chóng giúp mẹ ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Bà bầu ăn măng cụt được không khi mẹ đang có các triệu chứng thiếu máu trong thai kỳ? Câu trả lời là ĐƯỢC vì măng cụt có chứa hai dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, đó là folate (vitamin B9) và sắt. Thiếu sắt khiến cơ thể thiếu “nguyên liệu” để tổng hợp nên tế bào hồng cầu, trong khi thiếu folate gây suy yếu quá trình tổng hợp DNA, khiến tế bào hồng cầu nhanh hoại tử hơn thông thường.
Theo nghiên cứu, bổ sung đầy đủ folate và sắt trong thai kỳ có thể giúp mẹ giảm thiểu đến 73% rủi ro bị mắc bệnh thiếu máu. Do đó, tiêu thụ măng cụt chính là góp phần giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu trong thai kỳ một cách toàn diện.
Theo nghiên cứu, tất cả đặc tính điều trị trầm cảm của măng cụt đều đến từ hoạt động bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa và chống viêm thần kinh của các hợp chất xanthones chứa trong lớp màng mỏng bao quanh phần múi màu trắng của măng cụt. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp mẹ ổn định cảm xúc, thư giãn tinh thần, ngăn ngừa được những sự bồn chồn do rối loạn lo âu trong thai kỳ và hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.
Xem thêm : Ngày 6/4 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và gợi ý những món quà cho ngày này
Có bầu ăn măng cụt được không khi mẹ đang có các triệu chứng rối loạn lipid máu hoặc gan nhiễm mỡ trong thai kỳ? Câu trả lời là ĐƯỢC vì theo nghiên cứu, chiết xuất măng cụt có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL và chất béo trung tính có hại cho hệ tuần hoàn, gây xơ vữa động mạch và dẫn đến đột quỵ. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị đột tử do nhồi máu cơ tim – một tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn vì chứa quá nhiều mảng bám cholesterol trong thành mạch máu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã phát hiện ra rằng xanthones – một hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn được tìm thấy trong măng cụt, có hiệu quả rất cao trong việc ức chế và tiêu diệt Mycobacterium tuberculosis – vi khuẩn gây bệnh lao.
Theo các nhà nghiên cứu, việc phát hiện ra xanthones như một loại thuốc tiềm năng có ý nghĩa quan trọng bởi vì trong hơn 40 năm qua, không có bất kỳ loại thuốc mới nào được phát triển để điều trị căn bệnh lao kháng thuốc. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp mẹ bầu ngăn ngừa hoặc thậm chí là hỗ trợ điều trị bệnh lao một cách hiệu quả.
Mẹ bầu ăn măng cụt được không khi mẹ đang bị rạn da bụng trong thai kỳ? Câu trả lời là ĐƯỢC. Bởi lẽ, trong da chứa nhiều collagen – một loại protein giữ cho da đàn hồi, không bị chảy xệ hoặc dễ bị tổn thương. Trong khi đó, măng cụt chứa nhiều vitamin C – một loại vitamin giúp kích thích cơ thể tăng sinh collagen. Nhờ đó, tiêu thụ măng cụt giúp mẹ bầu ngăn chặn được tình trạng rạn da bụng do thai nhi phát triển quá nhanh, đồng thời cải thiện được độ đều màu và độ đàn hồi của toàn bộ những vùng da khác trên cơ thể.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, đồng thời giúp măng cụt phát huy hết tất cả những lợi ích sức khỏe vốn có, mẹ bầu cần chú ý tiêu thụ măng cụt đúng cách, trong đó bao gồm việc:
Nhìn chung, măng cụt tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hương vị thơm ngon, thế nhưng không phải quả măng cụt nào cũng đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng như dự kiến. Do đó, để chọn được những quả măng cụt tốt nhất, mẹ cần:
Bất kỳ loại trái cây nào cũng có thể trở nên “lợi bất cập hại” nếu mẹ tiêu thụ chúng thiếu khoa học, ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách, và măng cụt cũng không phải là ngoại lệ. Việc tiêu thụ măng cụt sai cách có thể khiến cho mẹ bầu bị:
Vì vậy, ngay cả khi măng cụt là một nguồn dinh dưỡng tốt, mẹ bầu nên ăn một cách có chọn lọc và cân nhắc. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc ăn măng cụt trong thời gian mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấp kịp thời.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng cũng như lợi ích sức khỏe của măng cụt đối với sức khỏe của mẹ bầu. Hy vọng thông qua bài viết, mẹ đã hiểu rõ bà bầu có được ăn măng cụt không, ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không cũng như cách ăn măng cụt khoa học và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tóm lại, với câu hỏi có bầu ăn măng cụt được không, chúng ta có thể thấy rằng việc ăn măng cụt khi mang bầu là rất an toàn và bổ dưỡng, miễn là mẹ ăn chúng một cách vừa phải. Trong tình huống mẹ vẫn còn băn khoăn, chưa biết bà bầu ăn măng cụt có tốt không khi đang phải điều trị một vài bệnh lý mạn tính trong thai kỳ như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, mẹ hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 15/02/2024 00:12
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024