Nội dung:
1. Bà bầu ăn mì tôm được không?
Bạn đang xem: Bầu ăn mì tôm được không? Gợi ý 4 cách chế biến mì tôm ngon và an toàn cho mẹ bầu
2. Tác động của mì tôm đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
3. Gợi ý 4 cách chế biến mì tôm ngon và an toàn cho mẹ bầu
Mì tôm là món ăn quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi độ thơm ngon, chế biến đơn giản, dễ kết hợp với những thực phẩm khác để tạo nên bữa ăn đầy đủ. Tuy nhiên, mì tôm chưa bao giờ được khuyên dùng bởi các chuyên gia dinh dưỡng bởi những ảnh hưởng xấu của nó đến sức khỏe.
Vậy nên với câu hỏi bà bầu ăn mì tôm được không hay có bầu ăn mì tôm được không thì đáp án là có thể nhưng cần hạn chế tối đa. Vì nếu ăn quá nhiều mì tôm trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu và thai nhi bị tác động xấu.
Mẹ bầu ăn mì tôm có sao không? Đáp án là:
Mì tôm là thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao nhưng lại ít dinh dưỡng, khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, béo phì trong thai kỳ. Tăng cân quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao, thai nhi chậm phát triển…
Bên cạnh đó, thành phần chính của mì tôm là bột mì tinh chế, nghe có vẻ an toàn nhưng trên thực tế, khi ăn chỉ khiến mẹ bầu có cảm giác no nhanh chứ không mang lại dinh dưỡng thiết yếu mà mẹ bầu cần.
Xem thêm : Bột ăn dặm HiPP có tốt không và cho trẻ ăn bột ăn dặm hipp có tăng cân không ?
Mì tôm chứa rất nhiều muối (natri) và các chất bảo quản, đây là các chất có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy…
Theo nhiều nghiên cứu, trong 100g mì tôm thì có tới 2.5g muối – đây là hàm lượng muối cao, nếu mẹ bầu ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều muối, từ đó tăng nguy cơ bị cao huyết ấp thai kỳ, tiền sản giật, biến chứng thai sản hoặc sinh non vô cùng nguy hiểm.
Như vừa chia sẻ ở trên, mì tôm khiến mẹ thấy no nhanh nhưng cũng đói nhanh và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như axit folic, sắt, canxi, chất xơ…
Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho thai nhi, chẳng hạn như phát triển cân nặng, hệ xương, thần kinh và não bộ không đầy đủ.
Thông thường, chất bảo quản là thành phần không thể thiếu bên trong mì tôm. Điển hình là Tertiary Butylhydroquinone (TBHQ) – là dẫn xuất của dầu mỏ, có công dụng chính là bảo quản thực phẩm trong thời gian dài nên vô cùng có hại cho sức khỏe.
Đây cũng là chất được tìm thấy trong một số sản phẩm thuốc trừ sâu, sơn dầu, mỹ phẩm. Mặc dù không gây hại cho sức khỏe nếu ăn một lượng ít nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều mì tôm và liên tục trong thời gian dài, chất này sẽ gây đến những hậu quả khó lường.
Ngoài chất bảo quản, mì tôm còn chứa hương liệu, màu thực phẩm tổng hợp, chất tạo vị… đây đều là những chất ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc ăn mì tôm trong thời kỳ thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Theo đó, một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Nutrients” năm 2020 đã chỉ ra rằng việc ăn mì tôm trong thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ chậm phát triển thai nhi. Nghiên cứu này đã theo dõi hơn 1.000 phụ nữ mang thai và cho thấy rằng những mẹ bầu ăn mì tôm thường xuyên có nguy cơ sinh non cao gấp đôi so với những mẹ bầu không ăn mì tôm.
Với những ảnh hưởng vô cùng xấu trên đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu hãy hạn chế ăn mì tôm nhé.
Xem thêm : Tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước? Cách dùng hiệu quả cho làn da
>>> Xem thêm các bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe bà bầu của Nhà thuốc 365
Thỉnh thoảng, mẹ bầu có thể đổi món bằng việc ăn mì tôm, nhưng mẹ nên nhớ áp dụng 4 cách chế biến mì tôm dưới đây để đảm bảo an toàn nhất cho thai kỳ.
Thông thường, cách pha mì tôm là bỏ nước sôi trực tiếp vào mì, chờ 2 – 3 phút mì chín sau đó cho gói gia vị là đã có thể ăn.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần thực hiện thêm một bước, đó là luộc (trần) mì sau đó mới đổ nước sôi vào, cho gia vị rồi thưởng thức. Việc luộc (trần) qua một lần nước này giúp loại bỏ bớt muối, chất bảo quản, phụ gia… có trong mì tôm, từ đó giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe.
Bầu ăn mì tôm sống được không? Đáp án là không, mẹ bầu không nên ăn mì tôm sống hoặc bất cứ thực phẩm nào mà chưa được nấu chín kỹ để đảm bảo sức khỏe, tránh nhiễm khuẩn.
Gói gia vị và dầu mỡ của mì tôm góp phần tạo nên vị thơm ngon, nhưng chúng không hề an toàn như mẹ tưởng. Vậy nên để đảm bảo an toàn, hãy thay thế gia vị của gói mì bằng gia vị an toàn, được kiểm định chất lượng.
Mẹ bầu không nên ăn mì tôm “không người lái” mà nên kết hợp với những thực phẩm bổ dưỡng khác như các loại hải sản (tôm, cua, cá…), rau xanh, thịt gà, thịt bò, trứng… để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ.
Nhiều mẹ có thói quen hoặc sở thích húp nước mì tôm, tuy nhiên Nhà thuốc 365 khuyên mẹ không nên bởi việc này hầu như không cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu, thậm chí còn khiến mẹ bị căng bụng, khó tiêu. Thay vào đó, hãy nấu mì các loại canh rau, nước hầm xương, canh cá… giàu dinh dưỡng.
Cuối cùng, chúng tôi khuyên mẹ bầu chỉ nên coi mì tôm là một trong những món ăn phụ chống ngán, đừng coi mì tôm là tất cả và ăn quá nhiều. Thay vào đó, hãy xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm và bổ sung vitamin bầu tổng hợp, sữa bầu… bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt từ chế độ ăn, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện nhất.
>>> Xem thêm: F1-Care Complex – Vitamin Tổng Hợp Số 1 Cho Bà Bầu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/04/2024 06:41
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…