Dầu Phật Linh là loại dầu gió khá phổ biến với công dụng giảm bầm tím, sưng tấy và có mùi rất thơm. Tuy nhiên, lo sợ dầu sẽ ảnh hưởng đến em bé nên nhiều chị em lo lắng liệu mẹ bầu có được dùng dầu Phật Linh không? Câu trả lời sẽ được Aplicaps giải thích trong bài viết dưới đây.
Tinh dầu bạc hà, Menthol: Công dụng chính của tinh dầu này là sát khuẩn, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn hoặc long đờm. Ngoài ra, chúng cũng thường được dùng để giảm đau, kháng khuẩn, làm dịu cơn buồn nôn [1]Peppermint Oil. Ngày truy cập: 26/3/2023. https://www.nccih.nih.gov/health/peppermint-oil.
Long não thường dùng để kích thích đường hô hấp, đặc biệt cho người bị suy hô hấp hoặc tuần hoàn [2]Camphor – Uses, Side Effects, and More. Ngày truy cập: 26/3/2023. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-709/camphor.
Tinh dầu khuynh diệp: Hoạt chất chính của tinh dầu này là cineol có công dụng sát khuẩn, kháng viêm hoặc giảm đau đầu [3]Eucalyptus Oil Benefits and Uses. Ngày truy cập: 26/3/2023. https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/ss/slideshow-eucalyptus-oil-benefits-and-uses.
Tinh dầu đinh hương: Trong đinh hương có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe đường hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu này cũng thường được dùng để hỗ trợ cải thiện lưu thông máu hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Dầu Phật Linh là sự kết hợp đa dạng các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe. Sản phẩm này thường dùng trong các trường hợp:
Cảm lạnh, đau đầu, sổ mũi, say nắng, ho hoặc trúng gió.
Say tàu xe, buồn nôn, đau bụng.
Đau nhức tay chân, sưng viêm do va đập hoặc ngã, tê thấp,…
Tụ máu, tay chân bầm tím hoặc bong gân,…
Mẹ bầu có được dùng dầu Phật Linh không?
Mẹ bầu có thể sử dụng dầu Phật Linh. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên sử dụng vài giọt và không nên dùng thường xuyên. Nếu lỡ bôi dầu gió khi mang thai với lượng lớn, mẹ có thể gặp các vấn đề như sau:
Các loại tinh dầu có thể thấm qua da và đi tới nhau thai. Khi đó em bé có nguy cơ cao hấp thu phải những tinh dầu này, dẫn đến dị tật.
Tinh dầu bạc hà và long não có thể có tác dụng phụ là kích thích tử cung, làm tăng co bóp dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
Bạc hà có tác dụng phụ ức chế đường hô hấp gây khó thở cho mẹ bầu.
Đặc biệt, nếu chẳng may nuốt phải dầu Phật Linh, mẹ có nguy cơ ngộ độc, co thắt tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
Như vậy, “Bà bầu có được dùng dầu xoa bóp không?” hoặc “ Bà bầu ngửi dầu gió có sao không?”. Nếu thỉnh thoảng mẹ dùng với lượng nhỏ thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, mẹ có thể thay thế bằng các loại tinh dầu tự nhiên an toàn, lành tính hơn cho bản thân và em bé.
Một thắc mắc khác Aplicaps nhận được đó là “Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?”. Mẹ không nên dùng dầu Phật Linh để xoa vào bụng. Nếu đã lỡ dùng thì cần ngưng ngay lập tức và báo cho bác sĩ để được tư vấn cách xử trí càng sớm càng tốt.
Hướng dẫn sử dụng dầu gió đúng cách
Trong quá trình sử dụng dầu gió, để không ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
Mỗi lần mẹ chỉ nên sử dụng 1 – 2 giọt dầu Phật Linh bôi ngoài da.
Mẹ chỉ nên dùng để xoa bóp lên ga bàn chân, bàn tay để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ tuyệt đối không được xoa lên bụng hoặc uống dầu gió.
Không bôi dầu vào vết thương hở hoặc niêm mạc mắt, vùng quanh mắt.
Lựa chọn loại dầu gió nào dành cho bà bầu. Mẹ nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, không chứa bạc hà hoặc long não.
Nếu trong quá trình sử dụng mẹ thấy cơ thể nổi mẩn đỏ, phát ban hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy thì ngưng sử dụng và gặp bác sĩ để được tư vấn ngay.
Như vậy, trong các trường hợp không cần thiết phải sử dụng dầu gió thì mẹ nên hạn chế nhất có thể để tránh gây hại cho thai nhi.
Trong quá trình mang thai, mẹ khó tránh khỏi bị cảm cúm, đau nhức cơ thể hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ không nhất thiết phải dùng dầu gió. Một số biện pháp hỗ trợ khác cũng rất hiệu quả mẹ có thể tham khảo như sau:
Chế độ luyện tập: Mẹ nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện nhẹ nhàng. Thói quen này giúp cơ thể thêm chắc khỏe, khí huyết lưu thông tốt hơn.
Pha nước muối để súc miệng giúp giảm ho, đau họng.
Tắm bằng nước ấm để giữ cơ thể luôn được ấm áp.
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.
Một số bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ giảm mệt mỏi, cảm cúm hiệu quả như chanh đào mật ong, lá hẹ hấp đường phèn, rau diếp cá,…
Nhưng quan trọng hơn cả, mẹ bầu cần chú ý việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, các chuyên gia khuyến cáo mẹ sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, mẹ có thể tham khảo:
Befoma: Sản phẩm bổ sung acid folic (Quatrefolic), sắt amin cùng nhiều loại vitamin & khoáng chất cần thiết khác cho thai phụ. Nhờ đó mẹ bầu có đủ dinh dưỡng, cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị cảm cúm, mệt mỏi trong thai kỳ.
DHA Hymega: Với công nghệ chiết lạnh PCET , Hymega giúp bổ sung DHA tinh khiết hàm lượng cao. Nhờ đó sản phẩm hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, thị giác của thai nhi. Đồng thời, Hymega cũng ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật, trầm cảm sau sinh cho mẹ bầu hiệu quả.
Canxi Menacal: Điểm khác biệt của canxi Menacal là sử dụng canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô biển. Loại canxi này có khả năng hấp thu cao hơn, ít tác dụng phụ như nóng trong, táo bón hơn. Ngoài ra, sản phẩm bổ sung thêm vitamin D3, K2, selen, magie giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn.
Bộ ba bổ bầu của Aplicaps được nhập khẩu chính ngạch châu Âu. Đặc biệt, bộ sản phẩm đạt chứng nhận an toàn của EFSA và Nghị viện châu Âu và Hội đồng liên minh châu Âu nên an toàn với phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy mẹ hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn các sản phẩm của Aplicaps.
Như vậy, ngoài trả lời câu hỏi “Mẹ bầu có được dùng dầu Phật Linh không?”, bài viết đã hướng dẫn mẹ cách dùng đúng cách. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, mẹ có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!