Xem thêm : Nữ tuổi 1992 – Nhâm Thân nên đặt phong thủy hướng bếp như thế nào?
Theo y học hiện đại, trong 100g lá ngải cứu có 46 calorie, 8.8% carb, 5.2% protein, chất béo chỉ chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào như vitamin K hay folate.
Từ lâu, ngải cứu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên vì có chứa những hoạt chất có lợi cho sức khỏe như thujone, chamazulene, artemisine… Vì vậy, trong dân gian, ngải cứu có nhiều công dụng đối với sức khỏe đã được biết đến, bao gồm:
Bạn đang xem: Bà bầu có ăn được ngải cứu không? Lời khuyên an toàn cho mẹ
- Giảm đau: Ngải cứu có thể được dùng để giảm đau nhức xương khớp, giảm đau thần kinh tọa, đau đầu hoa mắt… Ngải cứu thường được dùng sắc uống hoặc dùng đắp ngoài, cũng có thể làm thành điếu ngải dùng để cứu trong trường hợp đau nhức do lạnh cũng rất hiệu quả.
- Chống nhiễm ký sinh trùng (giun, sán): Từ thời xa xưa, ngải cứu đã được dùng để điều trị giun ở đường ruột nhờ có chứa hoạt chất thujone. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc tính này của ngải cứu chỉ mới được thực hiện trên động vật và không áp dụng cho con người nên vẫn cần được nghiên cứu thêm.
- Chống oxy hóa: Chamazulenen có trong ngải cứu hoạt động như một chất chống oxy hóa nhằm ngăn ngừa các bệnh liên quan đến ung thư, bệnh tim, bệnh Alzheimer… nhưng đặc tính này vẫn cần nghiên cứu thêm.
- Kháng viêm: Hoạt chất artemisinin có trong ngải cứu có thể giúp chống lại tình trạng viêm trong cơ thể, chẳng hạn như giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh Crohn và các vấn đề tiêu hóa khác.
- Đối với sức khỏe làn da: Ngải cứu được biết đến là có thể điều trị ngứa do sẹo phì đại (sẹo lồi nhô lên bề mặt da), trị mụn, mẩn ngứa, rôm sảy… Cao nước ngải cứu có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương.
- Đối với sức khỏe phụ nữ: Thujone có trong cây ngải cứu có thể thúc đẩy sự co bóp tử cung nên có thể được dùng như dược liệu giúp điều hòa kinh nguyệt đối với người bị mất kinh, kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, ngải cứu kết hợp với một số dược liệu đông y khác cũng có thể giúp trị kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, an thai…
- Các công dụng khác: Cải thiện lưu thông máu, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi, trị cảm cúm, trị ho, đau họng, cầm máu, nhuận tràng, bổ gan…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/01/2024 01:16