Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là gì?

Ăn mòn là gì?

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác động của môi trường như axit, muối, hóa chất vv. Hậu quả là kim loại bị oxi hóa thành các ion dương do các quá trình hóa học hoặc điện hóa.

Các dạng ăn mòn:

Căn cứ vào môi trường và cơ chế của sự ăn mòn kim loại, người ta phân thành hai dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường (các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường) và không có xuất hiện dòng điện

Thí dụ:

Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử; trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau:

  • Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm
  • Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
  • Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm

Gang, thép là hợp kim Fe – C gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh thể C đóng vai trò là 2 cực. Không khí ẩm có chứa H2O, CO2, O2…tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang; thép làm xuất hiện vô số pin điện hóa mà Fe là cực âm, C là cực dương. Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e Ở cực dương xảy ra sự khử: 2H+ + 2e → H2 và O2 + 2H2O + 4e → 4OH- Tiếp theo: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 4Fe(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 4Fe(OH)3 – Theo thời gian Fe(OH)3 sẽ bị mất nước tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.xH2O Như vậy về bản chất thì ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử; trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm. Còn ăn mòn điện hóa là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện. Ăn mòn điện hóa là ăn mòn kim loại phổ biến và nghiêm trọng nhất trong tự nhiên. Nó diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với ăn mòn hóa học thông thường do có phát sinh dòng điện.

Giải pháp ngăn chặn ăn mòn được tìm ra

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, các kỹ sư của tập đoàn Nitto Denko-Nhật Bản đã cho ra đời bộ sản phẩm chống ăn mòn NitoHullmac XG. Đây là bộ sản phẩm lý tưởng cho vấn đề ăn mòn, bảo vệ kết cấu thép từ trong ra ngoài với độ bền lên đến trên 15 năm mà không cần bảo trì; dễ dàng thi công ngay cả với các cấu kiện có hình dạng phức tạp như van, khớp bích, bu lông, khủy ống vv.

Cấu tạo bộ sản phẩm gồm 3 đến 4 lớp.
  • Lớp sơn lót có tác dụng hấp thụ và trung hòa các tác nhân gây ăn mòn trên bề mặt kết cấu thép
  • Lớp băng keo có tác dụng kép chống ăn mòn từ bên ngoài
  • Lớp sơn phủ có tác dụng chống tia UV và chống thấm, ngăn ngừa các tác nhân gây ăn mòn sâm nhập vào bề mặt cấu kiện như bụi hóa chất; dung dịch, hơi nước muối biển gây ăn mòn.
  • Tùy vào hình dạng phức tạp của cấu kiện; có thể cần sử dụng thêm sét trám khe để tạo phẳng và tạo thuận tiện cho việc cuốn băng keo tại các vị trí như mặt bích, van, khớp nối vv.

>>> Xem thêm về Ăn mòn kim loại là gì? Giải pháp ngăn chặn ăn mòn qua bài viết của ACC GROUP.

>>> Xem thêm về Ăn mòn hóa học là gì và ăn mòn điện hóa là gì ? qua bài viết của ACC GROUP.