Categories: Tổng hợp

Bà bầu có được dùng dầu phật linh không? Cách sử dụng dầu phật linh an toàn cho mẹ bầu

Published by

Dầu phật linh được biết đến là một loại dầu gió thông dụng, giúp giảm sưng tấy, bầm tím và có mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc phụ nữ đang mang thai có được dùng dầu phật linh không hay sử dụng dầu phật linh thế nào là an toàn cho bà bầu? Mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây để tìm câu trả lời nhé!

Thành phần và công dụng của dầu phật linh

Thành phần chính chứa trong dầu phật linh là tinh dầu. Những loại tinh dầu phổ biến được kể đến như sau:

  • Tinh dầu bạc hà, menthol: Giúp sát khuẩn, làm thông thoáng đường hô hấp và long đờm. Hơn thế, loại tinh dầu này còn được dùng để giảm đau, kháng khuẩn và làm dịu cơn buồn nôn.
  • Tinh dầu long não: Có công dụng kích thích đường thở, nhất là người bị suy hô hấp hay tuần hoàn.
  • Tinh dầu khuynh diệp: Với hoạt chất chính là cineol, giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau đầu.
  • Tinh dầu đinh hương: Đây là thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe của đường hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu này còn hỗ trợ lưu thông máu và các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Với sự kết hợp phong phú, đa dạng các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe kể trên, dầu phật linh được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Đau đầu, sổ mũi, cảm lạnh, say nắng, trúng gió, ho.
  • Buồn nôn, đau bụng, say tàu xe.
  • Tay chân đau nhức, sưng đau do té ngã hay va đập, tê thấp,…
  • Tay chân bầm tím, bong gân, tụ máu.
Tinh dầu bạc hà giúp giảm đau, kháng khuẩn và làm dịu cơn buồn nôn cho mẹ bầu

Bà bầu có được dùng dầu phật linh không?

Để trả lời cho câu hỏi bà bầu có được dùng dầu phật linh không thì đáp án là có thể. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mẹ bầu không nên sử dụng thường xuyên và khi dùng nên sử dụng vài giọt. Mẹ bầu nếu lỡ bôi dầu gió phật linh khi mang thai với số lượng lớn thì sẽ gặp các vấn đề sau đây:

  • Tinh dầu có thể thấm qua da và tới nhau thai. Do đó, em bé có nguy cơ hấp thu những loại tinh dầu này dẫn đến dị tật.
  • Với tác dụng phụ kích thích tử cung của tinh dầu bạc hà và long não sẽ làm tăng co bóp gây sảy thai hoặc chết lưu.
  • Tinh dầu bạc hà có tác dụng ức chế đường hô hấp dẫn đến khó thở cho bà bầu.
  • Nếu chẳng may nuốt phải dầu phật linh, mẹ bầu có nguy cơ ngộ độc, tử cung bị co thắt dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Vì vậy, nếu mẹ bầu thỉnh thoảng dùng dầu phật linh với lượng nhỏ thì không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thay thế bằng các loại dầu tự nhiên an toàn, lành tính cho bản thân và em bé.

Bà bầu có được dùng dầu phật linh không?

Cách sử dụng dầu phật linh an toàn cho bà bầu

Trong quá trình sử dụng dầu phật linh, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây để không ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Mỗi lần sử dụng, mẹ bầu chỉ nên dùng 1 – 2 giọt dầu phật linh để bôi ngoài da.
  • Mẹ bầu chỉ nên xoa bóp lên bàn tay, bàn chân để không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối mẹ bầu không được xoa lên bụng hoặc uống dầu gió.
  • Đối với vết thương hở hoặc vùng quanh mắt, niêm mạc mắt, mẹ bầu không được bôi dầu.
  • Nên ưu tiên lựa chọn loại dầu gió dành riêng cho bà bầu, các loại dầu chứa thành phần thiên nhiên, không chứa tinh dầu bạc hà hoặc long não.

Khi trong quá trình sử dụng, mẹ bầu có gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn hay tiêu chảy, cơ thể nổi mẩn đỏ, phát ban thì lập tức ngưng sử dụng và liên hệ bác sĩ để được tư vấn ngay. Để an toàn hơn, trong các trường hợp không cần thiết sử dụng dầu gió thì mẹ bầu nên hạn chế để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu nên hạn chế dùng dầu gió khi không cần thiết

Hướng dẫn mẹ bầu cách giảm đau, mệt mỏi, trị cảm cúm

Khi mang thai, mẹ bầu khó tránh bị cảm cúm, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, một số phương pháp dưới đây sẽ thay thế được việc dùng dầu gió cho mẹ bầu:

  • Tắm nước ấm để giữ cơ thể được ấm áp;
  • Súc miệng bằng nước muối để giảm ho, đau họng;
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý;
  • Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để tránh uể oải, khí huyết được lưu thông;
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, bổ sung đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và em bé;
  • Một số bài thuốc dân gian để giảm mệt mỏi, cảm cúm hiệu quả như nước ép rau diếp cá, lá hẹ hấp đường phèn, chanh đào mật ong.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề “Bà bầu có được dùng dầu phật linh không?”. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách dùng dầu phật linh an toàn cho bà bầu. Nhà thuốc Long Châu cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Cùng đón xem những bài viết hấp dẫn khác nhé!

Xem thêm:

  • Bà bầu có được dùng máy massage mặt không? Lợi ích của máy massage mặt đối với bà bầu
  • Bà bầu có được dùng dầu tràm không? Cách sử dụng dầu tràm cho bà bầu

This post was last modified on %s = human-readable time difference 21:34

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 5/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG lấy may

Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…

8 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Dần hoang mang, Tuất áp lực

Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…

8 giờ ago

4 con giáp càng cứng đầu càng thiệt thân, mất phương hướng trong 2 tháng tới

4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh âm lịch là 3 số này đảm bảo THÀNH CÔNG sớm, trí tuệ hơn người, tương lai tỏa sáng

Con số cuối cùng trong ngày sinh âm lịch là 3 con số đảm bảo…

14 giờ ago

Cách 12 con giáp tìm ra vị trí xã hội của mình, môi trường nào cũng có thể phát triển

Cách 12 con giáp tìm được vị trí xã hội, môi trường nào cũng có…

17 giờ ago

4 con giáp có Thần Tài chỉ điểm, tháng 11/2024 hốt vàng hốt bạc, đứng trên núi tiền

4 con giáp được Thần Tài dẫn đường, tháng 11/2024 sẽ vốc được vàng bạc,…

17 giờ ago