Categories: Tổng hợp

Người bị vết thương hở ăn trứng được không? Cần ăn gì để vết thương mau lành?

Published by

Trong cuộc sống hàng ngày sẽ không thể tránh khỏi cơ thể bị một vài vết thương hở. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể dẫn đến việc nhiễm trùng hay hoại tử tại bộ phận bị thương. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương, vậy bị vết thương hở ăn trứng được không?

Như thế nào là vết thương hở?

Vết thương hở là chấn thương mà bạn có thể thấy được như bị rách da, thủng da hoặc da bị cắt. Dấu hiệu của vết thương hở gồm: Chảy máu, tấy đỏ, sưng xung quanh vết thương hoặc sốt nếu vết thương bị nhiễm trùng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu trên bề mặt da bị thương.

Đa số các vết thương hở nhỏ đều có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên một số vết thương lớn, rộng và sâu thì bạn nên đến bệnh viện để kịp thời xử lý, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Vết thương hở là chấn thương mà bạn có thể thấy được như bị rách da

Thành phần dinh dưỡng trong trứng

Trứng là một loại thực phẩm cung cấp lượng protein cao. Ngoài ra, trứng chứa các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để tạo ra protein. Lòng đỏ trứng giàu chất béo, cholesterol, vitamin và khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà và trứng vịt là gần như giống nhau nhưng hàm lượng một số chất trong trứng vịt cao hơn trứng gà.

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g trứng gà có chứa:

  • Lượng calo: 149 calo;
  • Đạm: 10g;
  • Chất béo: 11g;
  • Carb: 1,6g;
  • Vitamin B12: 32% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày;
  • Folate: 9% DV;
  • Vitamin A: 18% DV;
  • Vitamin D: 9% DV;
  • Sắt: 7% DV;
  • Kẽm: 9% DV;
  • Selen: 43% DV.
Trứng gà là một loại thực phẩm cung cấp hàm lượng protein cao

Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt

Theo nghiên cứu, trong cũng một khối lượng tương đương, trứng vịt có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà một chút. Cụ thể trong 100g trứng vịt có chứa:

  • Lượng calo: 223 calo;
  • Đạm: 12g;
  • Chất béo: 18,5g;
  • Carb: 1,4g;
  • Vitamin B12: 168% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày;
  • Folate: 14% DV;
  • Vitamin A: 23% DV;
  • Vitamin D: 8% DV;
  • Sắt: 20% DV;
  • Kẽm: 12% DV;
  • Selen: 62% DV

Có thể thấy, trứng ít carb, chất xơ nhưng lại giàu protein và chất béo. Trứng cũng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B2, selen, choline, vitamin B12 và vitamin A.

Bị vết thương hở ăn trứng được không?

Với những phân tích dinh dưỡng nêu trên, có thể thấy trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng là món ăn được ưa chuộng. Tuy vậy, nhiều người vẫn băn khoăn rằng bị vết thương hở ăn trứng được không? Theo các chuyên gia, trứng được đánh giá là loại thực phẩm khá phù hợp cho quá trình phục hồi vết thương vì chúng giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, dưới góc độ Đông Y thì ăn trứng trong quá trình lành thương sẽ có thể để lại đốm trắng trên da, gây mất thẩm mỹ.

Bị vết thương hở ăn trứng được không là thắc mắc của nhiều người

Do hàm lượng protein trong lòng trắng trứng dồi dào, protein có đặc tính thúc đẩy sản sinh collagen, nếu nạp quá nhiều trong quá trình lành thương sẽ làm thừa da dẫn đến gây nên sẹo lồi. Trong khi đó, lòng đỏ trứng lại có ích trong việc lành thương bởi chúng không những thúc đẩy tế bào mô mới phát triển mà còn ngừa tình trạng nhiễm trùng nhờ vào hàm lượng kẽm cao. Như vậy, khi bị vết thương hở bạn không nên ăn trứng để tránh ảnh hưởng vấn đề thẩm mỹ sau khi vết thương lành.

Bị vết thương hở ăn gì để mau lành vết thương?

Ngoài vấn đề bị vết thương hở ăn trứng được không thì bạn cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi bị vết thương hở để vết thương mau lành. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm hỗ trợ cho quá trình phục hồi nếu bạn bị vết thương hở.

  • Sử dụng nghệ: Nghệ là loại thực phẩm có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn. Ăn nghệ giúp vết thương nhanh liền da, giảm sự đau đớn, ngứa ngáy, bứt rứt. Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn, uống nghệ hoặc sử dụng nghệ trực tiếp thoa lên vết thương để đạt kết quả tốt nhất.
  • Hạnh nhân: Hạnh nhân cung cấp protein thực vật, chất béo lành mạnh cùng các loại vitamin và khoáng chất như vitamin E, kẽm, mangan, magie,… Đây đều là những chất chống oxy hóa, bảo vệ các tổn thương bên trong cơ thể. Ngoài ra, protein trong hạnh nhân là một dưỡng chất cần thiết trong quá trình phục hồi vết thương.
  • Các loại trái cây mọng nước: Các loại quả mọng như anh đào, mâm xôi, việt quất, dâu tằm, cam,… giàu vitamin C, giúp chữa lành vết thương cực hiệu quả. Những loại quả này kích thích sản sinh collagen, chống viêm, kháng virus và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Trái cây mọng hỗ trợ vết thương mau lành vì vậy mà bạn có thể ăn thường xuyên.
  • Gan, sữa, các loại rau xanh đậm: Đây là những thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu của cơ thể. Máu sẽ chuyển protein, vitamin, oxy và khoáng chất đến các mô đang bị tổn thương, giúp tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập và dọn dẹp xác vi trùng, tế bào đã chết.
Bổ sung các loại trái cây mọng nước giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn

Một số vấn đề về chăm sóc vết thương hở mà bạn cần biết

Để vết thương mau lành bạn cần chú ý một số vấn đề về cách chăm sóc vết thương hở như sau:

  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý thường xuyên để tránh bụi bẩn gây viêm nhiễm.
  • Khi tắm nên che vết thương để tránh bị viêm nhiễm do nước, khả năng gây mưng mủ rất cao khiến vết thương lâu lành.
  • Tránh việc vận động mạnh khiến vết thương rách thêm, ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
  • Không dùng tay bẩn để chạm vào vết thương, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
  • Không ăn các loại thực phẩm như: Gà, bò, rau muống, đồ nếp vì có thể sẽ để lại sẹo lồi sau quá trình phục hồi, đặc biệt trong quá trình kéo da non.
  • Bạn nên hạn chế ăn hải sản vì có thể sẽ có nguy cơ bị dị ứng.
  • Cung cấp đầy đủ nước cùng vitamin C cho cơ thể.
  • Khi vết thương kết vảy, không bóc lớp vảy này ra tránh việc vết thương chảy máu, ảnh hưởng đến quá trình lành thương và để lại sẹo.
  • Không tự điều chế, sử dụng các loại thuốc dân gian để đắp lên vết thương hở bởi chúng có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng vết thương, khiến vết thương nặng hơn và khó kiểm soát.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn về vấn đề người bị vết thương hở ăn trứng được không và nên ăn gì để vết thương mau lành. Bên cạnh việc chăm sóc vết thương hở đúng cách, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên kiêng khem quá mức dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích cho bản thân và gia đình bạn nhé.

Xem thêm:

  • Bị vết thương hở ăn đậu xanh được không?
  • Bị vết thương hở ăn xôi được không?

This post was last modified on 02/05/2024 10:38

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem số MAY giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

8 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý hăng hái, Thìn nóng nảy

Tử vi thứ Tư ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý nhiệt huyết, Rồng nóng…

8 giờ ago

Cách 12 con giáp bố trị lại nhà ở cuối năm 2024 thu hút may mắn, tài lộc không ngừng

Cách 12 con giáp cai quản nhà cuối năm 2024 để thu hút may mắn,…

9 giờ ago

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ Tiên độ, 4 con giáp này kiếm số tiền khủng, rất đáng nể phục

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ tiên giúp đỡ, 4 con giáp này kiếm được…

10 giờ ago

4 con giáp được Thần Tài gọi tên, tháng 10/2024 phát tài phát lộc, tiền bạc ngập két

4 con giáp được Thần Tài đặt tên, tháng 10/2024 mang đến thịnh vượng, tiền…

10 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai có số phú quý, đứng trên muôn người?

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai là người giàu có và đứng…

15 giờ ago