Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, ngày 12/02/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh giải pháp hoàn thiện thể chế, nhằm phát triển các ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng hiện đại, cạnh tranh, giá trị gia tăng cao và tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.
Trước hết, các địa phương trong Vùng cần tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm, định hướng, giải pháp, nhiệm vụ trong các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương ban hành thời gian gần đây (Nghị quyết số 23 về định hướng phát triển công nghiệp, Nghị quyết số 29 về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng) để lồng ghép, tích hợp những nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng theo Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển các ngành công nghiệp. Người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết, năm 2022, Bộ Công Thương đã tập trung tiến hành các thủ tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án Luật Phát triển công nghiệp và đang hoàn thiện theo ý kiến của các cơ quan Quốc hội để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật trong Chương trình, kế hoạch xây dựng luật trong các năm 2023 – 2024 của Quốc hội, trong đó sẽ xác định nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển theo hướng phải đáp ứng các nguyên tắc: (1) Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá khách quan lợi thế của từng vùng và địa phương; (2) Là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; (3) Là ngành công nghiệp có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan toả cao đến các ngành kinh tế khác; (4) Là ngành sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường; (5) Là ngành có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; (6) Tiếp tục rà soát để nâng cấp, hoàn thiện quy định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của chính sách phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng cần khai thác và phát huy trên cơ sở thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hoá, lịch sử để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là đất đai, nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế để tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, bảo đảm mục tiêu Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước.
Xem thêm : Số định danh cá nhân là gì? 06 điểm nổi bật về số định danh cá nhân
Thứ ba, cụ thể hóa Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để sắp xếp, phân bố không gian phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng theo nguyên tắc liên kết nội vùng và liên vùng đồng bộ với liên kết ngành công nghiệp (Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng và các Quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, hệ thống quy hoạch ngành quốc gia, trong đó cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 30 đó là “Vùng Đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu để định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước”.
Gắn hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phù hợp với lợi thế Vùng và của từng địa phương; sớm hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp và khu công nghiệp chuyên biệt gắn với các cực tăng trưởng theo hướng tập trung để khai thác, phát huy tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh riêng có và vai trò “đầu tàu” của các cực tăng trưởng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với các địa phương mới trở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…, không dàn đều phát triển công nghiệp theo địa giới hành chính; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như: sản xuất chíp, chất bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp Vùng theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh (như: công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, công nghiệp công nghệ số, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ) và ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, có tính chất “dẫn đường” (như: sản xuất chíp, bán dẫn, rô bốt, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới); đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo trong nước, nhằm tận dụng thế mạnh của nước ta về tiềm năng năng lượng tái tạo để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giảm giá thành năng lượng tái tạo.
Đối với vùng Nam đồng bằng sông Hồng, tập trung xây dựng chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch gắn với phát triển các khu kinh tế ven biển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển thị trường nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, chú trọng tạo lập cơ chế khuyến khích và ràng buộc để các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất doanh nghiệp trong nước cùng phát triển bền vững; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh chuyển đổi số vươn lên, đủ khả năng hấp thụ, làm chủ công nghệ hiện đại và kỹ năng quản trị tiên tiến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao trong phát triển công nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để phát huy tối đa lợi thế vùng là đầu mối giao thông, cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng trung du, miền núi phía Bắc nhằm khơi thông nguồn hàng, tạo luồng lưu chuyển hàng hóa thông thoáng, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.
Xem thêm : Trồng cây cảnh trong nhà thanh lọc không khí
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm quy mô lớn; tận dụng tối đa các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết để thu hút đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa thị trường cung ứng và xuất khẩu sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Thứ năm, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, có thế mạnh của Vùng. Tăng cường đầu tư, phát triển một số trường đại học lớn, đa ngành và trường cao đẳng nghề trọng điểm trong Vùng để nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ (nhất là các công nghệ cơ bản) và xây dựng các chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chú trọng đào tạo theo modul, gắn đào tạo với thực hành để hình thành đội ngũ người lao động tinh thông kiến thức, có tay nghề, kỹ năng và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, xây dựng chính quyền số. Tập trung rà soát, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Chú trọng nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ở tất cả các thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian và tiết giảm thực chất chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
Về phía Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực công nghiệp và thương mại, thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, sẽ hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hoàn thiện dự án Luật Phát triển công nghiệp để trình báo cáo cấp có thẩm quyền trình Quốc hội xem xét thông qua trong các năm 2023 – 2024, làm cơ sở pháp lý thống nhất cho các hoạt động phát triển công nghiệp trong thời kỳ mới; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên, nhất là các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế biến, công nghiệp điện tử, công nghiệp thực phẩm, dệt may, da – giày… theo định hướng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Rà soát, thể chế hóa các nội dung quản lý nhà nước về logistics bằng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ theo cơ chế thị trường, thích hợp với trình độ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế; nghiên cứu xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
“Đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1012/QĐ-TTg, ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030… làm cơ sở để các địa phương, các vùng kinh tế triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển ngành logistics nói riêng, kinh tế – xã hội toàn Vùng nói chung phát triển nhanh và bền vững như mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra”, người đứng đầu Bộ Công Thương cho hay./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/03/2024 21:20
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…