Xét nghiệm đờm AFB có ý nghĩa gì?

Để chẩn đoán lao phổi, các bác sĩ dựa vào các yếu tố sau:

  • Nguồn lây nhiễm: Xác định nguồn lây nhiễm đặc biệt quan trọng đối với chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi ở trẻ em.
  • Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân lao phổi thường có các triệu chứng lâm sàng kéo dài do vi khuẩn lao mãn tính.
  • Phương pháp cận lâm sàng: Phương pháp xác định ban đầu là xét nghiệm đờm AFB. Tuy nhiên tùy vào giai đoạn tiến triển bệnh mà kết quả sẽ khác nhau hoặc bệnh nhân (HIV) đã từng điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng đến vi khuẩn lao. Nuôi cấy vi khuẩn lao cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian (4 – 12 tuần), do đó, chụp X-quang phổi được đề xuất thêm hoặc thử phản ứng với lao tố trên da. Trường hợp xét nghiệm tìm BK không cho kết quả, phản ứng khuếch đại gen được thay thế bởi độ nhạy và đặc hiệu, cho kết quả nhanh.

3.1 Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính

Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính được xác định khi người bệnh có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

  • 1 mẫu tiêu bản AFB (+) và cấy trực khuẩn lao (+).
  • 1 mẫu tiêu bản AFB (+) và trên X-quang cho thấy hình ảnh lao tiến triển.
  • Nhiều hơn 2 mẫu tiêu bản AFB (+) được lấy từ 2 mẫu đờm khác nhau.

Trên bệnh nhân nhiễm HIV, lao phổi AFB dương tính khi có 1 mẫu tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+). Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính khác khi bệnh nhân trước đây từng điều trị lao nhưng không có kết quả và phác đồ điều trị không xác định.

Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính giúp phân chia mức độ lao phổi:

  • AFB 1+: Xét nghiệm đờm AFB có kết quả từ 10 – 99 AFB/100 vi trường, tương ứng với kích thước cục sần từ 10 – 14mm.
  • AFB 2+: Xét nghiệm đờm AFB có kết quả từ 1 – 10 AFB/vi trường và tiến hành soi >= 50 vi trường.
  • AFB 3+: Xét nghiệm đờm AFB có kết quả từ 10 AFB/vi trường trở lên