Categories: Tổng hợp

Về chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản: Một vài phân tích và nhận xét – BÌNH LUẬN – Tạp chí Cộng sản

Published by

Những nhân tố chủ yếu tác động tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Trước hết là đường hướng đối ngoại của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Đây là chính đảng lớn nhất trên chính trường Nhật Bản, cầm quyền gần như liên tục kể từ khi thành lập năm 1955 đến nay. Do LDP thường chiếm đa số tại Quốc hội (từ năm 1999 đến nay, LDP còn liên minh với Đảng Công Minh (Komeito) để tạo nên một đa số tuyệt đối tại Quốc hội Nhật Bản) nên Chủ tịch LDP cũng luôn được bầu là Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản. Chính vì vậy, Thủ tướng có trọng trách duy trì vị thế, quyền lãnh đạo của Đảng, nâng cao uy tín, vai trò của Đảng cũng như lòng tin của người dân đối với sự điều hành của Chính phủ, và trên hết là phục vụ cho lợi ích quốc gia – dân tộc Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa với việc các thủ tướng Nhật Bản/Chủ tịch LDP phải luôn hoạch định và thực thi các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước theo những văn bản thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh chính trị. Về đối ngoại, đường hướng chủ đạo của LDP trong mấy thập niên qua là “ngoại giao hòa bình tích cực”, đấu tranh thực hiện giải trừ quân bị, bao gồm cả giải trừ vũ khí hạt nhân; định hướng cơ bản là hợp tác chặt chẽ với các nước dân chủ tự do, ưu tiên quan hệ đồng minh Nhật Bản – Mỹ; mục tiêu mang tính toàn cầu(1) là Nhật Bản đóng góp lớn hơn cho cộng đồng quốc tế, cùng hành động để giữ gìn hòa bình và tiến bộ xã hội, giành lấy vị thế xứng đáng hơn trên trường quốc tế(2). Đường hướng đối ngoại này đóng vai trò chi phối quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Ph. Ki-si-đa. Tuy nhiên, do nội bộ LDP tồn tại những quan điểm, đường hướng đối nội và đối ngoại khác nhau, nên nội bộ Đảng thường không có sự thống nhất cao. Quá trình bầu Chủ tịch LDP vào tháng 9-2021 là một ví dụ điển hình về sự chia rẽ trong LDP. Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho Chủ tịch Đảng/Thủ tướng Nhật Bản trong hoạch định và thực thi cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Trên thực tế, trong quá trình điều hành chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản luôn phải tìm cách dung hòa các quan điểm khác nhau, nỗ lực khắc phục sự chia rẽ trong Đảng.

This post was last modified on 24/03/2024 12:12

Published by

Bài đăng mới nhất

Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!

Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…

4 phút ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

19 giờ ago