Hải sản là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và ngon miệng, là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại gây ra không ít vấn đề như dị ứng hay nhiễm kim loại nặng khiến nhiều bà đẻ băn khoăn sau sinh có ăn được hải sản không? Nếu ăn hải sản lành tình thì nên kiêng sau sinh bao lâu được ăn hải sản?
1. Sau sinh ăn hải sản được không?
Hầu hết các loại hải sản khi được chế biến đúng cách thì đều có giá trị dinh dưỡng cao và không mang lại độc tố cho người ăn. Ngay cả những phụ nữ sau sinh ăn hải sản cũng không gặp vấn đề gì về tiêu hóa. Có thể kể đến một số lợi ích của hải sản với phụ nữ sau sinh:
Bạn đang xem: Sau sinh ăn hải sản được không? Ăn hải sản có ảnh hưởng đến con không?
– Hàm lượng protein cao: được biết đến là thực phẩm rất giàu đạm, hải sản cung cấp cho cơ thể bà đẻ hàm lượng dinh dưỡng khổng lồ. Trong 100g cá biển sẽ cung cấp khoảng 25g chất đạm, trong 100g cua có 20g chất đạm, … hàm lượng này nhiều hơn hẳn các loại thực phẩm khác. Việc bổ sung đạm cho cơ thể sẽ giúp quá trình hồi phục sau sinh diễn ra nhanh chóng hơn, nhất là với các mẹ sinh mổ.
– Phát triển trí não cho bé, tăng cường trí nhớ cho mẹ: một số loại hải sản như cá, tôm rất giàu omega 3, 6, đây là những chất quan trọng trong việc phát triển trí não, phát triển thị giác ở trẻ. Còn đối với phụ nữ sau sinh, ăn hải sản giàu omega 3, 6 có tác dụng cải thiện trí nhớ.
– Hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm sau sinh: đây là chứng bệnh không ít phụ nữ sau sinh gặp phải. Ngoài các liệu pháp về tâm lý, các bác sĩ thường khuyên nên bổ sung hải sản vào thực đơn vì Omega 3 trong thực phẩm này có tác dụng giảm stress hiệu quả. Ăn nhiều hải sản sẽ giúp phụ nữ mang bầu và phụ nữ sau sinh cảm thấy lạc quan hơn.
– Bổ sung kẽm và sắt: đây cũng là 2 nguyên tố vi lượng có nhiều trong hải sản giúp giảm tình trạng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
2. Sau sinh bao lâu ăn được hải sản?
Hải sản tuy giàu dinh dưỡng nhưng có thể gây lạnh bụng với phụ nữ sau sinh. Chính vì vậy sau sinh khoảng 6 tuần trở đi bà đẻ mới nên ăn hải sản.
Với 1 số phụ nữ không bị dị ứng hải sản nhưng chồng lại gặp vấn đề này thì vẫn có khả năng em bé cũng bị dị ứng. Chính vì vậy mà bà đẻ sau sinh ăn hải sản cần ăn 1 lượng nhỏ trước, quan sát phản ứng của con. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần, mỗi lần ăn không quá 100g để tránh dư thừa hàm lượng đạm.
Xem thêm : Công dụng của trà hoa hòe và những lưu ý khi dùng
Sau sinh mổ ăn hải sản được không?
Với phụ nữ sinh mổ thì sau sinh 3 – 5 ngày vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo lỏng để ổn định hệ tiêu hóa. Với các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, … có thể ăn vào giai đoạn phục hồi. Riêng với hải sản, phụ nữ sinh mổ nên kiêng đến sau sinh khoảng 2 – 3 tháng mới bắt đầu ăn để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
3. Các loại hải sản nên và không nên ăn sau sinh
Các loại hải sản phụ nữ sau sinh nên ăn: cua, tôm, bề bề, các loại các ít kim loại nặng như cá hồi, cá thu, cá mòi, …
Các loại hải sản không nên ăn sau sinh:
– Ốc, ngao, sò, …: đây là các thực phẩm có tính hàn, phụ nữ sau sinh ăn vào sẽ dễ bị lạnh bụng, khó tiêu thậm chí ảnh hưởng sữa mẹ.
– Nội tạng cá, dầu gan cá: trong nội tạng cá chứa rất nhiều vitamin A nhưng lại gây hại cho em bé. Chính vì vậy mẹ hạn chế ăn nội tạng cá.
– Các loại cá chứa kim loại nặng như cá kiếm, cá đuối, cá ngừ xanh, cá tuyết, …
Những lưu ý khi ăn hải sản sau sinh
Xem thêm : Nội dung chính bài Sang thu
– Ăn vừa đủ: định lượng hải sản nên ăn trong tuần là khoảng 200g và chia thành 2 – 3 bữa để tránh việc ăn nhiều 1 lúc gây lạnh bụng. Với con mực, phụ nữ sau sinh không nên ăn quá 300g mực tươi/tuần vì có thể ảnh hưởng đến não bộ của con.
– Hạn chế ăn hải sản đông lạnh: hải sản đông lạnh thường hay bị biến đổi về dinh dưỡng, đặc biệt nếu quá trình bảo quản không đảm bảo còn dễ sinh khuẩn gây hại.
– Không ăn hải sản sống: ăn chín, uống sôi là điều bắt buộc với phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Vậy nên khi chế biến hải sản cần nấu chín, tránh việc ăn sống như các món sushi, gỏi, … vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người mẹ
– Không ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn: rau muống, dưa chuột, dưa hấu… là những loại thực phẩm không nên ăn cùng hải sản vì có tính hàn dễ gây đầy bụng, khó tiêu và khó chịu trong người
– Không kết hợp với thực phẩm giàu C: việc kết hợp hải sản với thực phẩm giàu vitamin C có thể gây ra chất độc ảnh hưởng sức khỏe con người
Với thông tin trên hy vọng đã cung cấp thêm cho mẹ kiến thức về cho con bú ăn hải sản được không? Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cao, hải sản cũng có nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ và gây dị ứng cho bé. Chính vì vậy mẹ nên lựa chọn 1 số loại hải sản an toàn để ăn, tránh các loại hải sản nhiễm kim loại nặng.
Xem thêm>>
[Giải đáp] Phụ nữ sau sinh ăn đu đủ chín được không?
Bà bầu sinh mổ nên ăn gì để nhanh lành sẹo, sữa nhanh về
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp