Bố mẹ cho đất con trai con dâu có được hưởng không là câu hỏi được nhiều sự quan tâm khi bố mẹ chỉ muốn tặng cho đất cho riêng con trai thì trường hợp nào con dâu được hưởng theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của L24H sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề bố mẹ tặng cho đất con trai con dâu có được hưởng.
Bố mẹ cho đất con trai con dâu có được hưởng
Quy định của pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
Quy định về tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Quy định về tài sản riêng của vợ chồng
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Cơ sở pháp lý: Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bố mẹ chồng cho đất riêng con trai con dâu có được hưởng không?
Bố mẹ chồng cho đất riêng con trai
Bố mẹ cho đất con trai trước thời kỳ hôn nhân
- Bố mẹ cho đất con trai trước thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản riêng của con trai.
- Trường hợp nếu sau khi kết hôn, con trai hợp nhất miếng đất mà bố mẹ cho vào khối tài sản chung của vợ chồng thì con dâu vẫn được hưởng.
Xem thêm : Sao thổ tú là gì? Tốt hay xấu? Chiếu mệnh gì? Cách giải hạn sao thủ tú
Cơ sở pháp lý: Điều 43, khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bố mẹ chồng cho đất con trai trong thời kỳ hôn nhân
- Nếu trong thời kỳ hôn nhân, bố mẹ cho đất riêng con trai thì đây là tài sản riêng của người chồng. Do đó, nếu cha mẹ chồng tặng riêng đấy cho chồng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chỉ có tên một mình người chồng là đúng theo quy định.
- Ngoài ra, đối với tài sản riêng này, người chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quyết định nhập hoặc không nhập vào tài sản chung. Đồng nghĩa, người vợ sẽ không có quyền gì với nhà, đất này trừ trường hợp người chồng đồng ý và có thỏa thuận với người vợ về việc nhập tài sản riêng (nhà, đất được tặng cho riêng) vào khối tài sản chung vợ, chồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 33, khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Đất cho riêng nhưng sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định của pháp luật, dù là trước hay trong thời kỳ hôn nhân, đất được bố mẹ cho riêng con trai nhưng hai vợ chồng thỏa thuận và thực hiện thủ tục sáp nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì đây là tài sản chung của vợ chồng và vợ có quyền hưởng sau khi ly hôn.
Theo đó sẽ có hai trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng như sau:
- Nhập trước khi kết hôn: Đối với trường hợp này được quy định là thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng. Cũng theo đó, thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn và bằng văn bản có công chứng/ chứng thực.
- Nhập sau khi kết hôn: Đây là hình thức thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng. Với tài sản là đất đai, theo Luật đất đai chỉ quy định các loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thừa kế. Do đó, văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng là đất đai vào tài sản chung của vợ chồng không phải là một trong những loại văn bản phải công chứng, chứng thực.
Như vây, chỉ khi thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn thì văn bản này phải công chứng, chứng thực; còn nếu sau khi kết hôn thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Một số điều cần lưu ý trong trường hợp bố mẹ chồng cho đất riêng cho con trai, cụ thể như sau:
Như đã trình bày ở trên, nếu bố mẹ tặng riêng đất cho con trai (người chồng) khi đã kết hôn nhưng có thực hiện đầy đủ các giấy tờ thưởng hưởng riêng cho một mình con trai thì mảnh đất này vợ không được thừa hưởng.
Tuy nhiên, đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng, người còn lại sẽ được hưởng nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Chồng/ vợ đồng ý gộp đất vào tài sản chung hoặc có các văn bản có giá trị pháp lý đồng ý việc vợ/chồng được thừa hưởng. Như là việc chồng/vợ – người đứng tên sở hữu tài sản hợp pháp là người trực tiếp xin Văn phòng quản lý đất đai làm thủ tục sổ đỏ cho hai người cùng đứng rên, thêm tên vợ/chồng vào sổ đỏ;
- Trường hợp chồng/vợ chết không để lại di chúc, vợ/chồng sẽ được thừa kế tài sản của chồng theo hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định của Bộ luật dân sự, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Trường hợp chồng/vợ chết có để lại di chúc và chỉ định vợ/chồng được hưởng di sản (trường hợp này là mảnh đất được bố mẹ chồng cho) thì người còn sống có quyền được hưởng di sản theo di chúc.
Lưu ý:
- Thỏa thuận sáp nhập trước thời kỳ hôn nhân phải được lập bằng văn bản có công chứng/chứng thực. Còn thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân không cần phải công chứng, chứng thực.
Cơ sở pháp lý: Điều 46, 47, 59 Luật hôn nhân gia đình 2014, Điều 167 Luật đất đai 2013
Những lưu ý khi bố mẹ tặng cho đất cho con
Các vấn đề cần lưu ý khi bố mẹ tặng cho đất cho con cái
- Thứ nhất, xác định rõ ràng đối tượng tặng cho là ai để tránh phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp.
- Thứ hai, hình thức của việc tặng cho. Khi bố mẹ tặng cho con cái quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất thì bắt buộc phải được lập thành văn bản dưới hình thức là hợp đồng tặng cho tài sản đồng thời văn bản này phải được công chứng hoặc chứng thực.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013
>>> Xem thêm: Cha mẹ cho con đất có được đòi lại không?
Luật sư tư vấn về việc bố mẹ cho đất con trai con dâu có được hưởng
- Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục bố mẹ cho tặng nhà đất cho con;
- Tiến hành soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và các văn bản khác thay cho khách hàng;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ, tài liệu để làm thủ tục tặng cho nhanh chóng;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm các thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất;
Bài viết trên đã tổng hợp những quy định của pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, bố mẹ cho đất con trai trong các trường hợp trước hay trong thời kỳ hôn nhân và những vấn đề lưu ý khi bố mẹ muốn tặng cho đất riêng con trai. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư tư vấn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư đất đai tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.
Scores: 4.77 (53 votes)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 29/01/2024 11:06