1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
1.1. Khái niệm
Theo khoản 30 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
- Nằm viện sẽ được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu ngày?
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH xin ở đâu?
- 4 hoa tay có ý nghĩa gì? Tiên đoán về tính cách, vận mệnh và tình duyên
- 11 Loại rau cải phổ biến hay được dùng trong nấu ăn
- Giải SGK Địa lí 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới
“ Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển sau đó chuyển hóa thành nhiệt lượng gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu”.
Bạn đang xem: Hiệu ứng nhà kính là gì? Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1.2. Các loại khí có thể gây nên hiệu ứng nhà kính
Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các loại khí có thể gây nên hiệu ứng nhà kính như sau:
Carbon dioxide (CO2),
Methane (CH4)
Nitrous oxide (N2O).
Các khí khác có hàm lượng thấp nhưng cũng gây ảnh hưởng đến khí nhà kính như hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và trichlorofluoromethane (CCl3F) .
2. Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Để hiểu rõ hơn về hiệu ứng nhà kính là gì, hãy cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân cũng như những hậu quả mà hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng đến đời sống con người.
2.1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nhóm khí gây ra hiệu ứng nhà kính, khi ánh nắng mặt trời chiếu đến Trái Đất, một phần ánh sáng được các khí hấp thụ, phần còn lại sẽ được phản xạ ngược lại trong không gian. Cụ thể bao gồm:
Nhóm khí CO2
CO2 được sinh ra và có mặt trong khí quyển thông qua quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí tự nhiên, chất thải rắn, cây cối,…
Ngoài ra khí CO2 còn là kết quả của một vài phản ứng hóa học, trong quá trình sản xuất ra vôi, xi măng. Khí CO2 cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Nhóm khí CH4
Xem thêm : Lệ phí trước bạ nhà đất bao nhiều phần trăm?
Khí methane là kết quả của các quá trình chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp, sự phân hủy của các chất thải hữu cơ tại những bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.
Nhóm khí N2O
Nitrous oxide là khí gây ra hiệu ứng nhà kính do hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch cũng như trong quá trình xử lý nước thải tại các khu Công nghiệp.
Ngoài khí CO2 ra, các khí CFC, SO2 , O3, các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, sự phát triển của dân số và đô thị hóa cũng góp phần gia tăng nhiệt độ gây nên hiệu ứng nhà kính.
2.2. Hậu quả
Hậu quả đầu tiên mà các chất gây lên hiệu ứng nhà kính là ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi của khí hậu. Từ đó dẫn đến những hậu quả như sau:
– Ảnh hưởng đến nguồn nước: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cả về số lượng và chất lượng nước trên Trái Đất, dẫn đến sự thiếu nước sạch trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong hoạt động sản xuất.
– Hiện tượng băng tan: Là do quá trình tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển, chủ yếu là khí CH4, CO2 về lâu dài dài sẽ làm Trái Đất nóng nên, dẫn đến hiện tượng băng tan ở hai cực. Điều này sẽ làm cho mực nước biển tăng cao, trong tương lai có thể nhấn chìm một số quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ trái đất tăng cao, dẫn đến quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể sống tăng và làm mất cân bằng vốn có. Sức khỏe con người đang bị đe dọa nghiêm trọng khi bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều. Thời tiết nắng nóng hay mưa ẩm cũng góp phần cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh phát triển mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
– Hiện tượng thời tiết cực đoan : Do tác động của các khí nhà kính dẫn đến hệ sinh thái trên thế giới đang dần bị biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán, mưa lũ kéo dài quanh năm ở nhiều khu vực ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hệ sinh vật học trong tự nhiên làm mất cân bằng hệ sinh thái.
2.3. Các cách khắc phục tình trạng hiệu ứng nhà kính hiệu quả
– Tích cực trồng nhiều cây xanh: Nạn chặt phá rừng là một nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, chiếm 20% lượng khí thải CO2 hàng năm. Để ngăn chặn nạn chặt phá rừng, giảm lượng khí thải của môi trường thì việc tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảm thiểu hiệu ứng nhà kính hiện nay. Khi phủ xanh rừng, cây xanh cung cấp khí O2 và hấp thụ khí CO2 trong quá trình quang hợp. Từ đó, giúp giảm lượng phát thải khí CO2 trong môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hiện nay.
– Tích cực sử dụng năng lượng tự nhiên: Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt thì chúng ta nên tích cực sử nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, … Bởi việc sử dụng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như thanh đá dầu mỏ cũng sẽ sản sinh ra lượng lớn khí thải CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính.
– Tiết kiệm điện và năng lượng khi không sử dụng: Hằng năm chúng ta đều thấy có chương trình “giờ Trái Đất”, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến, tiết kiệm điện và nguồn năng lượng sẽ góp giảm sức nóng lên toàn cầu. Tích cực sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ nâng cao sức khỏe của mắt và giúp cơ thể bạn ngày càng khỏe mạnh hơn.
3. Các biện pháp giúp giảm nhẹ phát thải hiệu ứng nhà kính theo Luật
Từ các nguyên nhân và hậu quả do hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến Trái Đất, cần phải có giải pháp toàn diện và thống nhất để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong tương lai.
3.1. Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Xem thêm : CAO SAO VÀNG
Theo khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu rõ: Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
– Tổ chức thực hiện các hoạt động giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng lộ trình, phương án giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia theo cam kết quốc tế;
– Kiểm kê khí nhà kính và thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn cấp cơ sở, cấp ngành, lĩnh vực và cấp quốc gia;
– Kiểm tra tuân thủ các quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải, thực hiện theo cơ chế, phương thức hợp tác về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
– Triển khai, xây dựng các cơ chế, phương thức hợp tác giữa các quốc gia về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Phát triển thị trường Carbon trong nước.
3.2. Đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Theo Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn chỉ rõ các đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
– Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính cần phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
– Các bộ quản lý lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, năng lượng, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường.
– Các cá nhân, tổ chức không thuộc nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với các hoạt động, điều kiện của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Qua bài viết, chúng ta thấy hiệu ứng nhà kính ngày càng nguy hại đối với đời sống con người, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Các cá nhân, tổ chức cần thống nhất đưa ra các hướng giải pháp nhằm khắc phục, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp