Categories: Tổng hợp

Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật

Published by

Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu gồm những câu ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

  • Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 2: Liêm khiết

I. Ví dụ và diễn giải một số câu ca dao tục ngữ về pháp luật, kỉ luật

Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.​

  • Vai trò làm gương, mẫu mực của người lớn, bề trên sẽ giữ được phép tắc, giữ được kỷ luật trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội; mọi sự lộn xộn, đổ vỡ hầu hết đều do không biết tổ chức, bảo ban, thiếu dạy bảo, làm gương của người có trách nhiệm.

Dột từ nóc dột xuống.​

  • Câu này có ý phê phán một gia đình, một tập thể mà ở đó từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất đều không ra gì, đều là đồ bỏ đi… Khuyên những người lớn tuổi, có chức quyền nên coi trọng, giữ gìn phẩm chất của bản thân nếu không muốn những người ở dưới học theo thói xấu của mình.

Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.

  • Kỷ luật là một hình thức tạo nên một tổng thể, có kỷ luật thì tập thể mới phát triển, mới vững mạnh. Khi muốn vẽ nên vòng tròn thì chúng ta cần phải có khuôn, muốn tạo nên hình vuông phải có thước, muốn con người phát triển thì cần có kỷ luật.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.​

  • Nghĩa là bề trên như (vua, quan, nhà cầm quyền) không quang minh, chính trực, không lo cho nước, cho dân! Thì hạ tức là kẻ dưới như dân chúng, sẽ nổi loạn là lẽ tất nhiên! Câu này ý nhắc nhở những người cầm quyền phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân, trên lợi ích của cá nhân mình, thì đất nước mới ổn định không loạn lạc.

II. Những câu ca dao tục ngữ về pháp luật

1) Khái niệm Pháp luật là gì?

Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2. Ý nghĩa:

– Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất

– Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

Cùng điểm qua những câu ca dao tục ngữ về pháp luật hay và ý nghĩa nhé.

3. Những câu ca dao tục ngữ về pháp luật

– Đất có lề, quê có thói

– Nước có vua, chùa có bụt

– Phép Vua thua lệ làng

– Vua phạm tội cũng giống thứ dân.

– Biết luật mà vẫn phạm luật.

– Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.

– Luật pháp bất vị thân.

– Tha kẻ gian, oan người ngay.

– Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

– Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

– Chí công vô tư.

– Rõ ràng phải trái phân minh.

– Cầm cân nảy mực.

– Bênh lí, không bênh thân.

– Ăn cho đều, kêu cho sòng.

– Vay thì trả, chạm thì đền.

– Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.

– Làm người trông rộng nghe xa

Biết luật biết lí mới là người tinh.

– Bề trên chẳng giữ kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

– Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là Giặc, cướp ngày là Quan

III. Những câu ca dao tục ngữ về kỉ luật

1. Khái niệm kỉ luật là gì?

– Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người

Dưới đây là những câu ca dao tục ngữ về kỉ luật hay và ý nghĩa, mời các bạn cùng xem qua.

2. Những câu ca dao tục ngữ về kỉ luật

– Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

– Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm

– Đất có lề, quê có thói

– Phép vua thua lệ làng

– Tiên học lễ hậu học văn

– Tôn sư trọng đạo

– Kính lão đắc thọ

– Không thầy đố mày làm nên

– Ăn cây nào, rào cây nấy

– Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

– Uống nước nhớ người đào giếng

– Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

– Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài

– Biết thì thưa thốt

Không biết thì dựa cột mà nghe

– Muốn tròn phải có khuôn

Muốn vuông phải có thước.

– Thà làm chim sẻ trên cành

Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.

– Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm.

– Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, thông qua những bài ca dao tục ngữ này hiểu hơn về pháp luật và kỉ cương. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng tham khảo nhé

  • Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 2: Liêm khiết
  • Giải Vở bài tập GDCD lớp 8 bài 2: Liêm khiết
  • Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 2: Liêm khiết

Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật để các em học tốt môn Giáo dục công dân lớp 9, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan: Giải bài tập GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9 ngắn nhất, Giải SBT GDCD 9, Lý thuyết GDCD 9 hoặc các em muốn tìm hiểu thêm các môn khác có tại Tài liệu học tập lớp 9

This post was last modified on 09/05/2024 21:17

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago