Cacbohiđrat được hình thành chủ yếu từ ba loại nguyên tố chính là C, H, O và chúng được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Một trong những đơn phân cấu tạo chủ yếu nên nhiều loại cacbohiđrat chính là đường đơn chứa 6 cacbon. Chúng là đường glucozo, fructozo và galactozo.
Cacbohidrat bao gồm 3 loại đường chính là đường đơn, đường đôi và đường đa.
Bạn đang xem: Bài 4 Sinh 10 VUIHOC: Ôn tập lý thuyết Cacbohidrat và Lipit
a) Đường đơn (hay có tên khoa học là Mônôsaccarit)
Ví dụ: đường Glucôzơ, đường Fructôzơ (đường trong các loại quả) và đường Galactôzơ (đường chứa trong sữa).
Chúng có chứa 3 – 7 nguyên tử C, tồn tại ở cả dạng mạch thẳng lẫn mạch vòng.
b) Đường đôi (hay có tên khoa học là Đisaccarit)
Ví dụ: Đường mía (có tên khoa học là Saccarôzơ), đường mạch nha, đường Lactôzơ, hay đường Mantôzơ…
Chúng có cấu tạo gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.
c) Đường đa (Pôlisaccarit)
Ví dụ: Xenlulôzơ, Glicôgen, tinh bột hay Kitin…
Chúng cấu tạo từ rất nhiều phân tử đường đơn được liên kết với nhau.
Xenlulôzơ: các phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết với nhau thì tạo thành vi sợi. Các vi sợi này lại liên kết với nhau để hình thành nên tế bào thực vật.
Chức năng của các loại cacbohiđrat:
+ Đường đơn: Cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ tế bào trong cơ thể; là đơn vị cấu trúc của đường đôi và đường đa; thành phần cấu tạo của ADN (đường Deoxiribozo) và cấu tạo nên ARN (đường Ribozo)
+ Đường đôi: Chúng là nguồn năng lượng, đồng thời là nguồn cacbon dự trữ cho các tế bào.
+ Đường đa:
Tinh bột: Là nguồn năng lượng cũng như dạng cacbon dự trữ ở thực vật và chiếm phần lớn nguồn năng lượng của con người.
Glicogen: Là nguồn năng lượng đồng thời là dạng cacbon dự trữ của động vật.
Xenlulozo: Cấu trúc nên thành tế bào thực vật. Nhìn chung, đường đa có chức năng là nguồn năng lượng cũng là dạng cacbon dự trữ và thành phần cấu trúc nên tế bào.
Đăng ký ngay khóa học DUO để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
Mỗi phân tử mỡ đều được cấu tạo từ một phân tử glixêrol (một loại rượu có 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo. Mỗi axit béo ấy thường được hình thành từ 6 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ của động vật thường bao gồm các axit béo no nên nếu chúng ta ăn quá nhiều thức ăn lipit mà chúng có chứa axit béo no sẽ có nguy cơ gây nên xơ vữa động mạch. Còn mỡ ở thực vật hoặc ở một số loài cá thì thường tồn tại dưới dạng lỏng (còn được gọi là dầu) do chúng có chứa các axit béo không no. Chức năng chủ yếu của mỡ là dự trữ năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Một gam mỡ có khả năng cho năng lượng lớn hơn gấp đôi so với một gam tinh bột tương ứng.
Phân tử phôtpholipit được hình thành từ sự liên kết giữa một phân tử glixêrol với 2 phân tử axit béo cùng với một nhóm phôtphat. Phôtpholipit chủ yếu có chức năng là giúp cấu tạo nên các loại màng trong tế bào.
Một số lipit mang bản chất hóa học là steroit, chúng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các tế bào và trong cả cơ thể của sinh vật. Ví dụ như colesteron có vai trò cấu trúc nên màng sinh chất của các loại tế bào người và động vật. Ngoài ra, một số hoocmôn giới tính như testostêrôn hay ơstrôgen cũng được xem như một dạng lipit.
Một số loại sắc tố phải kể đến như carôtenôit và một số loại vitamin như vitamin A, D, E và K thì chúng cũng là một dạng lipit.
Để dễ hình dung và dễ nắm được bài hơn thì các em có thể học thông qua cách vẽ sơ đồ tư duy. Dưới đây là minh hoạ về một loại sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức bài 4 sinh 10 – Cacbohiđrat và Lipit
Câu 1: Trình bày các loại đường mà em đã biết và hãy chỉ rõ chức năng của chúng đối với tế bào.
Lời giải:
Có 3 loại đường mà em biết: đường đơn, đường đôi và đường đa.
– Đường đơn (ví dụ như đường glucozơ, fructozo hay galactozo) có chức năng chủ yếu là cung cấp năng lượng cho tế bào, cấu trúc nên các phân tử đường đôi và đường đa, cấu tạo nên ADN (đường deoxiribozo) và ARN (đường ribozo)
– Đường đôi (ví dụ: đường Mantozơ, lactozơ hay saccarozơ) có chức năng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể.
– Đường đa (ví dụ: Tinh bột, glicogen hay xenlulozơ) có các chức năng như dự trữ năng lượng hay cấu trúc (ví dụ như xenlulozơ là thành phần cấu tạo nên thành của tế bào thực vật).
Câu 2: Hãy chỉ rõ và nêu chức năng của từng loại lipit.
Lời giải:
Các loại lipit chính có trong cơ thể sống phải kể đến là: mỡ, phôtpholipit, sterôit, sắc tố và vitamin.
– Mỡ: được cấu tạo từ sự liên kết giữa 1 phân tử glixêrol với ba axit béo. Mỗi axit béo thường bao gồm 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ động vật thì thường chứa các axit béo no còn mỡ thực vật và một số loài cá thường ở dạng lỏng (còn gọi là dầu) do chứa các axit béo không no.
Chức năng được biết đến nhiều của mỡ là khả năng dự trữ năng lượng cho tế bào và toàn bộ cơ thể. Một gam mỡ có khả năng cho một lượng năng lượng lớn hơn gấp đôi so với một gam tinh bột tương ứng.
– Phôtpholipit: Phân tử phôtpholipit được hình thành từ sự liên kết của một phân tử glixêrol với hai phân tử axit béo cùng với một nhóm phôtphat.
Phôtpholipit có chức năng chủ yếu là cấu tạo nên các loại màng trong tế bào.
– Sterôit: Một số lipit mang bản chất hoá học là sterôit cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các tế bào và trong toàn bộ cơ thể sinh vật. Ví dụ, colestêrôn đóng vai trò cấu trúc nên màng sinh chất của các tế bào người cũng như tế bào động vật. Một số hoocmôn giới tính phải kể đến như testostêrôn và ơstrôgen cũng được biết đến dưới dạng lipit.
– Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carôtenôit hay một số loại vitamin A, D, E và K cũng được xem là một dạng lipit.
Câu 3: Stêrôit là gì và hãy chỉ ra một số chất stêrôit cũng như vai trò của chúng.
Lời giải:
– Các chất stêrôit là nhóm hợp chất hữu cơ rất giống lipit đó là chúng không thể tan trong nước mà sẽ tan trong các loại dung môi hữu cơ.
– Trong cơ thể, các chất thuộc nhóm stêrôit có:
+ Colesterôn là chất tham gia vào cấu trúc của màng tế bào
+ Ơstrôgen thì có bản chất là hoocmôn sinh dục nữ.
+ Testostêrôn có bản chất là hoocmôn sinh dục nam.
+ Ngoài ra, còn có các loại axit mật giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá mỡ; cooctiestererol là một loại hoocmôn được sản xuất ở phần cơ trên của tuyến thận, chúng tham gia vào các phản ứng stress; canxiferol là Vitamin D2 thì kích thích đến sự hấp thụ canxi và phôtphat của ruột non; ecđixơn là hoocmôn có khả năng gây lột xác ở các loài côn trùng…
Câu 4: Hãy nêu các điểm giống và khác nhau giữa cacbonhidrat và lipit?
Lời giải:
– Giống nhau:
+ Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O
+ Đều có chức năng là nguồn dự trữ năng luợng của tế bào và toàn bộ cơ thể
+ Đều là thành phần cấu trúc nên tế bào.
– Khác nhau:
Đặc điểm
Cacbohiđrat
Lipit
Cấu trúc
– C, H, O trong đó O chiếm nhiều nhất
– Chứa liên kết glicôzit
– C, H, O trong đó O chiếm ít hơn
– Chứa liên kết este
Tính chất
– Tan rất nhiều trong nuớc
– Bị thuỷ phân một cách dễ dàng
– Không có khả năng tan trong nuớc, có tính kị nước
– Có khả năng tan trong dung môi hữu cơ
Vai trò
Xem thêm : 200+ ý nghĩa nốt ruồi trên khuôn mặt – Xem nhân tướng từ nốt ruồi
– Có chức năng là cung cấp và dự trữ năng lượng
– Cấu trúc nên tế bào
– Có chức năng là dự trữ năng luợng và nhiều chức năng sinh học khác
– Tham gia vào cấu trúc của màng, thành phần của vitamin và các hoocmôn
Câu 5:
a) Tại sao phôtpholipit lại được xem là thành phần cơ bản giúp cấu tạo nên màng cơ sở?
b) Phân biệt giữa dầu, mỡ, sáp.
Lời giải:
a) Phôtpholipit được cấu tạo từ sự liên kết giữa 2 phân tử axit béo với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ ba của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối được với glixêrol nhờ một ancol phức. Các liên kết không có tính phân cực C-H trong các axit béo làm cho đầu mang axit béo có tính chất kị nước, còn đầu ancol phức còn lại thì ưa nước. Vì thế, chúng có khả năng tạo nên lớp màng mỏng hình thành nên các dạng màng ngăn.
b) Dầu, mỡ, sáp đều thuộc vào các dạng lipit đơn giản thường thấy trong các cơ thể sống.
– Dầu: tồn tại ở trạng thái lỏng vì có chứa nhiều axit béo không no.
– Mỡ: tồn tại ở trạng thái bán lỏng, bán rắn vì có chứa nhiều axit béo no.
– Sáp: tồn tại ở trạng thái rắn, chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một loại rượu mạch dài thay cho glixêrol.
Câu 1: Trong tế bào, vai trò chủ yếu của glucozơ là gì:
A. thành phần cấu tạo của thành tế bào
B. nguồn nhiên liệu cho hoạt động tế bào
C. góp phần cấu tạo nên nhiễm sắc thể
D. là thành phần cấu tạo nên phân tử ADN
Câu 2: Nhận định nào sau đây chưa chính xác:
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và có công thức chung là Cn(H2O)n.
B. Cacbohidrat được chia thành ba nhóm: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.
D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc nhóm đisaccarit?
A. Xenlulozơ.
B. Amilozơ.
C. Saccarozơ.
D. Glucozơ.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ.
Câu 6: Đường nho còn có tên gọi khác nào sau đây?
A. Tinh bột
B. Saccarozơ
C. Glucozơ
D. Fructozơ.
Câu 7: Cho các nhận định sau:
(1) Glycogen là chất dự trữ của tế bào động vật và nấm
(2) Tinh bột là chất dự trữ của thực vật
(3) Glycogen gồm nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng
(4) Tinh bột cấu tạo từ nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh
(5) Glycogen và tinh bột đều được hình thành từ phản ứng trùng ngưng và loại nước Số nhận định chính xác là:
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 5
Câu 8: Cho các nhận định sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Thủy phân hoàn toàn thu được glucozơ
(3) Cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố: C, H, O
(4) Công thức tổng quát là (C6H10O6)n
(5) Tan được trong nước
Số nhận định là đặc điểm chung của polisaccarit là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: Cacbohiđrat chứa đồng thời liên kết α-1,4-glicozit và liên kết α-1,6-glicozit trong phân tử là:
A. tinh bột
B. xenlulozơ
C. saccarozơ
D. fructozơ.
Câu 10: Trong điều kiện thường, A là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân hoàn toàn A trong môi axit, thu được glucozơ. Tên gọi của A là
Xem thêm : Một vài ví dụ về điệp cấu trúc là gì dễ hiểu?
A. Fructozơ.
B. Amilopectin.
C. Xenlulozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 11: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm chung của các loại lipit là
A. Có tính phân cực
B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân
C. Có tính kị nước
D. Có tính axit
Câu 12: Lipit không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật
B. Cấu tạo nên màng sinh chất
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào
D. Cấu tạo nên hoocmon steroid
Câu 13: Photpholipit có tính lưỡng cực là vì
A. Trong cấu trúc có phần đầu photphat ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước
B. Trong cấu trúc có phần đầu photphat kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước
C. Trong cấu trúc có glixerol ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước
D. Trong cấu trúc có glixerol kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước
Câu 14: Mỡ động vật có nhiệt độ đông đặc cao hơn dầu thực vật vì
A. Các phân tử glixerol liên kết lại với nhau gây hiện tượng vón cục
B. Tỷ lệ axit béo no trong mỡ động vật cao hơn trong dầu thực vật
C. Tỷ lệ axit béo không no trong mỡ động vật cao hơn trong dầu thực vật
D. Các phân tử glixerol của phân tử này liên kết với nhóm photphat của phân tử khác gây hiện tượng đông đặc
Câu 15: Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
D. Đường và lipit có thể chuyển hóa cho nhau
Câu 16: Chức năng chính của mỡ là:
A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất
C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn
D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan
Câu 17: Lớp photpholipit ở màng sinh chất sẽ cho các chất nào đi qua:
A. Các chất không tan trong lipid, có kích thước nhỏ
B. Các chất tan trong nước
C. Các chất tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực
D. Các chất phân cực, có kích thước nhỏ
Câu 18: Cho các ý sau:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục
(4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào
(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học
Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: Cho các loại lipid sau:
(1) Estrogen.
(2) Vitamin E.
(3) Dầu.
(4) Mỡ.
(5) Phospholipid.
(6) Sáp.
Lipid đơn giản gồm
A. (1) (2), (5)
B. (2), (3), (4)
C. (3), (4), (6)
D. (1), (4), (5)
Câu 20: Vì sao cholesterol là thành phần quan trọng của màng sinh chất?
A. Cholesterol chèn vào giữa hai lớp photpholipit làm màng tế bào ổn định hơn
B. Chèn vào lớp photpholipit tạo kênh vận chuyển các chất qua màng
C. Gắn trên màng thu nhận các thông tin truyền đến tế bào
D. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin
Đáp án tham khảo:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A C D B C C B A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A C B D A C B C A
VUIHOC viết bài này nhằm giúp các em nắm bắt nhanh nhất về lý thuyết và bài tập về Cacbohidrat và Lipit trong bài 4 sinh 10. Để học nhiều hơn các kiến thức Sinh học 10 cũng như Sinh học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 25/03/2024 13:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024