Nghiệp vụ thị trường mở là một thuật ngữ kinh tế có người vận hành là Ngân hàng Trung Ương, nhằm điều chỉnh nguồn cung tiền dự trữ tại các ngân hàng trên phạm vi toàn quốc. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn về khái niệm, đặc điểm vai trò cũng như các quy định xoay quanh nghiệp vụ này.
Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operation – OMO) là công cụ của chính sách tiền tệ trong đó, ngân hàng Trung Ương (NHTW) sẽ mua bán các giấy tờ có giá với các thành viên nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng trên thị trường.
Bạn đang xem: Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Đặc điểm và cách tham gia thị trường mở
NHTW đóng vai trò là người tổ chức và vận hành hoạt động thị trường mở, NHTM, tổ chức tài chính phi ngân hàng và nhà giao dịch trung gian đóng vai trò là đối tác quan trọng của NHTW.
Thông tin về nghiệp vụ thị trường mở và những điều nhà đầu tư cần lưu ý
NHTW có thể mua hoặc bán các tài sản tài chính, giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc dài hạn trên thị trường mở, hay tham gia vào giao dịch mua lại hay cho vay có bảo đảm với một NHTM (ngân hàng thương mại). Theo cách này, ngân hàng TW đưa tiền dưới dạng tiền gửi trong một khoảng thời gian xác định và đồng thời lấy một tài sản đủ điều kiện làm tài sản thế chấp.
Các loại giấy tờ có giá được phép mua bán bao gồm: tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương.
Cung cấp thanh khoản cho các NHTM rồi lấy thanh khoản thặng dư từ các NHTM để thao túng lãi suất ngắn hạn và cung tiền cơ sở trong nền kinh tế, gián tiếp kiểm soát tổng lượng cung tiền (thu hẹp hoặc mở rộng cung tiền). Điều này liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu tiền cơ sở ở mức lãi suất mục tiêu, thông qua việc mua/bán chứng khoán Chính phủ và các công cụ tài chính khác.
Những thay đổi trên thị trường mở
Khi lãi suất được điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến các lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn và tỷ giá hối đoái. Điều này có thể thay đổi lượng tiền và tín dụng có sẵn trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế nhất định, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng và chi phí hàng hoá, dịch vụ.
Về mặt lý thuyết thì NHTW có thể sử dụng bất cứ tài sản tài chính, giấy tờ có giá khác để điều chỉnh lượng cung tiền trong thị trường mở. Nhưng thực tế thì, các giấy tờ có giá ngoài trái phiếu Chính phủ đều có tính thanh khoản khá thấp. Mà để có thể điều chỉnh cung tiền kịp thời theo từng thời điểm thì buộc NHTW phải thực hiện một cách nhanh chóng.
Xem thêm : Review Serum The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution 30ml
Ngoài ra, các giấy tờ có giá để mua bán được phải vừa đáp ứng được nhu cầu giao dịch vừa không có khả năng bóp méo hay phá vỡ thị trường, cuối cùng chỉ có trái phiếu Chính phủ đáp ứng đủ yêu cầu đó, nên hầu hết tại các quốc gia, khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, các NHTW đều sử dụng chúng.
Những đặc điểm chính của nghiệp vụ thị trường mở
Với thị trường tiền tệ, thị trường mở là nơi thực hiện việc mua bán các giấy tờ có giá, tạo ra tính thanh khoản cho các loại giấy tờ này;
Với các NHTM và tổ chức tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở giúp họ sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhàn rỗi, đồng thời đa dạng hoá được các hoạt động dịch vụ của mình, chẳng hạn như ngoài việc thực hiện các hình thức kinh doanh truyền thống (cho vay, bảo lãnh, tín dụng…) thì còn có thể sử dụng nguồn vốn để mua/bán các tài sản tài chính và giấy tờ có giá khác.
Với NHNN, việc sử dụng OMO cho phép NHNN chủ động trong việc định hướng hành vi thị trường, điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn. Thông qua các chính sách tiền tệ ban hành, NHNN có thể thay đổi số lượng dự trữ tiền mặt của các tổ chức tín dụng và thời gian can thiệp thị trường mở tùy theo tình hình thực tế. Tứ đó, mỗi một mục tiêu của chính sách tiền tệ đã đặt ra ứng với mỗi giai đoạn kinh tế thì NHNN đều có thể hoàn thành tốt.
Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở còn có lợi ích quan trọng trong việc góp phần xây dựng và thể chế hoá kỷ luật thị trường trong giao dịch chứng khoán ngắn hạn.
Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở bao gồm NHTW, các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và những nhà giao dịch trung gian. Trong đó:
NHTW hay NHNN Việt Nam là người tổ chức, xây dựng, quản lý, điều phối và vận hành hoạt động thị trường mở. NHTW cũng sẽ quyết định lựa chọn sử dụng loại nghiệp vụ thị trường mở nào, tần suất áp dụng ra sao, can thiệp vào thị trường khi cần thiết với vai trò là người cho vay. Luôn đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các NHTM, các tổ chức tín dụng cũng như là nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế.
NHTM là đối tác quan trọng của NHTW, là trung tâm tài chính lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, đóng vai trò to lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở đây chính là những công ty tài chính, đơn vị bảo hiểm, quỹ đầu tư… tham gia thị trường mở để kiếm thêm thu nhập từ nguồn vốn nhàn rỗi của họ.
Các nhà giao dịch trung gian sẽ là người đứng ra kết nối việc mua và bán các giấy tờ có giá giữa NHTW và một bên khác. Các nhà giao dịch sở cấp có thể là công ty chứng khoán, công ty tài chính… và có tới 70% giao dịch trên thị trưởng mở được thực hiện là nhờ họ. Những nhà giao dịch này phải là người có vốn mạnh, có tiền gửi tại NHTW, có kết nối với NHTW để thực hiện các giao dịch, đồng thời luôn sẵn sàng là người tạo lập thị trường trong các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Xem thêm : Danh sách xếp hạng các cung hoàng đạo đặc biệt nhất
Các thành phẩn của nghiệp vụ thị trường mở
Như vậy, để tham gia được thị trường mở thì bạn phải trở thành một trong những thành viên được liệt kê ở trên. Đối với những nước mà hoạt động thị trường mở còn chưa phát triển thì chưa có sự tham gia của nhà giao dịch trung gian. Vậy bạn chỉ có thể chọn trở thành các đối tác của NHTW như NHTM hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Trong đó, điều kiện để trở thành thành viên nghiệp vụ thị trường mở đó là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) phải có tài khoản thanh toán bằng tiền Việt Nam tại NHTW hay NHNN Việt Nam và được cấp mã ngân hàng bởi NHNN.
Các tổ chức tín dụng nộp Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thị trường mở (Phụ lục số 01/TTM) lên NHNN rồi chờ xem xét của NHNN trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Những quy định quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở
Điều 18 Thông tư 42/2015/TT-NHNN có quy định về thẩm quyền ký trong nghiệp vụ thị trường mở, cụ thể là:
Các văn bản liên quan đến việc chấm dứt tư cách thành viên, đề nghị công nhận; các văn bản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với NHNN sẽ do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký;
Các văn bản liên quan đến việc công nhận, chấm dứt tư cách thành viên; các văn bản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ mở với thành viên sẽ do Giám đốc Sở Giao dịch ký, hoặc có thể uỷ quyền cho Phó Giám đốc Sở Giao dịch.
Sở giao dịch sẽ thực hiện thông báo đấu thầu các giấy tờ có giá trên trang web chính thức, các thành viên sẽ truy cập tài khoản và tiến hành lưu ký và chuyển giao giấy tờ có giá.
Tần suất giao dịch thị trường mở là do NHNN quyết định, số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch là 7 ngày và 28 ngày.
Trên đây là các thông tin liên quan đến nghiệp vụ thị trường mà TOPI cung cấp cho các bạn. Để không bỏ lỡ những bài viết hay về tài chính và đầu tư hãy truy cập topi.vn thường xuyên trong thời gian tới nhé!
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về thị trường tài chính tại Việt Nam
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/03/2024 03:26
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…