Nắm tường tận về 04 chức năng của quản trị sẽ giúp các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng Govi đi tìm hiểu ngay các chức năng quản trị cần thiết cho sự phát triển của tổ chức!
Chức năng quản trị là những hoạt động mang tính tổng quát mà nhà quản lý dù đang ở cấp bậc nào cũng cần thực hiện. Chức năng quản trị được thực hiện tương ứng với từng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm hướng đến việc hoàn thành mục tiêu tổ chức chung. Quản trị bao gồm 04 chức năng chính, bao gồm hoạch định (planning), tổ chức (organizing), lãnh đạo (leading) và kiểm soát (controlling).
Bạn đang xem: 04 chức năng của quản trị cần biết khi điều hành doanh nghiệp
Quản trị nói chung là một hoạt động giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Cụ thể:
Có thể nói, trong quản trị doanh nghiệp, nhà quản lý chính là nhân tố giữ vị trí then chốt do đảm nhiệm hàng loạt nhiệm vụ chủ đạo như:
Quản trị nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng hiện đang bao gồm 05 chức năng cơ bản như sau:
Chức năng hoạch định của nhà quản trị có liên quan tới các mục tiêu và hành động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Khi hoạch định, nhà quản trị sẽ cần phải có cái nhìn tổng quát về những mục tiêu trong tương lai, xác định chúng nhằm dự đoán xu hướng môi trường và lên kế hoạch để thích ứng. Nhìn chung, các yếu tố kể trên đều liên quan mật thiết tới tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
Tổ chức là chức năng thứ hai trong tiến trình quản trị doanh nghiệp, có vai trò đưa kế hoạch đã xây dựng từ trước đến gần hơn so với thực tế. Khi đã có phương hướng hành động trong tay, việc làm tiếp theo của nhà quản lý sẽ là tổ chức, phân bổ nguồn lực (nguồn nhân lực và các nguồn lực khác) một cách hợp lý và hiệu quả.
Chức năng tổ chức có liên quan đến việc xác định các hoạt động cụ thể cũng như cách thực phân bổ số lượng nguồn lực tương ứng, giúp cấu trúc hóa một cách chính thức về vị trí, vai trò của mọi nhân sự trong tổ chức mục tiêu.
Không chỉ vậy, chức năng này còn giữ mối liên hệ mật thiết với công tác quản trị nhân sự. Những quyết định như cách chức, thăng chức, sa thải, thuyên chuyển,… đều nằm trong nhiệm vụ “bố trí nhân sự” của chức năng tổ chức; đảm bảo việc người quản lý sắp xếp đúng người, đúng việc và đúng mục tiêu.
Với chức năng điều khiển, nhà quản lý có thể sử dụng quyền lực và quyền hành của mình để thúc đẩy, gây ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Nhìn chung, lãnh đạo thường có xu hướng tập trung vào con người nhiều hơn so với nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm.
Xem thêm : Mách bạn cách uống bột tam thất đạt hiệu quả nhất 2023| Tây Bắc TV
Theo đó, một nhà quản trị doanh nghiệp tốt sẽ sử dụng quyền lực của mình để tạo ra sức ảnh hưởng, truyền cảm hứng để thúc đẩy các cá nhân hoạt động với hết khả năng của họ; đồng thời xây dựng một môi trường làm việc tích cực thông qua hàng loạt quyết định khuyến khích, khen thưởng,… hợp lý.
Chức năng kiểm soát đề cập tới việc kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu ban đầu đề ra. Để việc kiểm soát và đánh giá mang tính khách quan nhất có thể, nhà quản trị cần có phương pháp đo lường và phân tích hiệu quả công việc dựa trên mục tiêu thông qua một số điều chỉnh như điều chỉnh nhân lực, điều chỉnh ngân sách,…
Trong các bối cảnh, tình huống khác nhau, khi thực hiện các chức năng của quản trị nói trên, nhà quản lý cần chú ý thay đổi linh hoạt phong cách lãnh đạo để thích ứng với tình hình thực tế:
Để hiểu rõ hơn về 04 chức năng của nhà quản trị, mời bạn hãy theo dõi ví dụ dưới đây:
Giả sử, A đang là quản lý của một dự án thuộc doanh nghiệp B. Như vậy, những công việc mà A đảm nhiệm tương ứng với 04 chức năng của quản trị sẽ là:
04 chức năng của quản trị có mối liên quan mật thiết với nhau. Không chỉ vậy, các chức năng này còn đều là một phần của công việc quản trị và không thể tách rời. Tùy thuộc vào kỹ năng và vị trí ở cấp độ tổ chức của người quản lý, thời gian và nguồn lực dành cho mỗi chức năng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Nhìn chung, các chức năng hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát hoạt động cùng nhau như một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ.
Mặc dù đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều hành doanh nghiệp, vậy nhưng khi áp dụng các chức năng của quản trị, nhà quản lý cũng cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc như sau để tạo điều kiện phát huy tối đa ưu điểm của từng chức năng:
Chuyên môn hóa là một hình thức phân công lao động mà trong đó, cá nhân hoặc nhóm được phân công sẽ chỉ tập trung làm việc ở một lĩnh vực nhất định. Trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, áp dụng nguyên tắc chuyên môn hóa có thể giúp gia tăng năng suất và hiệu quả của công việc.
Tập trung hóa là nguyên tắc đem quyền lực tập trung vào tay của một hay một số nhà quản trị của doanh nghiệp. Việc làm này sẽ góp phần đảm bảo tính thống nhất, quyết đoán cũng như đồng thuận trong tổ chức khi cần đưa ra quyết sách cuối cùng.
Nguyên tắc thống nhất về mệnh lệnh cần được thực hiện từ cả hai bên là nhà quản lý và cấp dưới, nhằm hạn chế tối đa sự bối rối trong quá trình triển khai công việc. Ví dụ:
Mặc dù có thể đảm nhiệm các công việc khác nhau, vậy nhưng mọi phòng ban, cá nhân đều cần có sự thống nhất về mục tiêu chung cuối cùng; đồng thời được định hướng bởi một người đứng đầu. Theo đó, các công việc, dự án nhỏ phải cùng nằm trong một kế hoạch lớn và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Xem thêm : Nội dung chính bài Quê hương hay, ngắn gọn nhất – Kết nối tri thức
Thẩm quyền và trách nhiệm được xem như hai mặt của một đồng xu. Trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, thẩm quyền gắn liền với trách nhiệm tương ứng là nguyên tắc giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, người chịu trách nhiệm lớn cần có thẩm quyền cao để tận dụng tối đa các nguồn lực nhằm hoàn thành công việc. Đồng thời, người nắm trong tay khối quyền hành này cũng cần phải chịu trách nhiệm với toàn bộ quyết định của mình, đặc biệt là khi xảy ra sai phạm.
Bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn toàn bộ nhân viên trong tổ chức làm việc và cống hiến hết mình trên nguyên tắc đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Tuy nhiên, nguyên tắc này thường gây ra nhiều mâu thuẫn về mặt lợi ích. Lúc này, người quản lý sẽ có trách nhiệm đứng ra hòa giải, hướng tới việc kết thúc vấn đề với kết quả win – win.
Trong một tập thể, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cần đạt được sự cân bằng, rõ ràng, minh bạch và tránh các hành vi lạm dụng chức quyền để chèn ép cấp dưới. Các mệnh lệnh khi được cấp trên đưa ra cần đảm bảo tính hợp lý để cả hai bên cùng hiểu, vận dụng linh hoạt và không cứng nhắc.
Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải làm tốt các công việc thiết lập trật tự cho tổ chức như phân phối vị trí, bổn phận, công việc, trách nhiệm,… cho nhân viên. Trong đó, việc sắp xếp này cần đảm bảo tính phù hợp, sao cho mọi cấp dưới đều hiểu được ý nghĩa vị trí làm việc của mình trong toàn bộ các “mắt xích” của công ty.
Kỷ luật bao gồm các tiêu chuẩn thống nhất trong hành động, giá trị và sự tuân thủ quy tắc. Đây là yếu tố mang tính then chốt để đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru.
Sự công bằng có thể mang tới cho nhân viên cảm giác tự do và thỏa mãn khi làm việc trong một tổ chức. Theo đó, khi nhà quản lý đảm bảo được tính công bằng và công lý, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển bền vững. Đồng thời, nguyên tắc công bằng cũng góp phần củng cố sự trung thành của các nhân viên đối với công ty.
Nhà quản trị hãy đảm bảo mức thù lao doanh nghiệp chi trả cho nhân viên là xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra và nằm trong khả năng tài chính của tổ chức.
Ổn định là cơ sở nền tảng cho sự phát triển. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi tạo ra được sự ổn định, giúp cả nhân viên và lãnh đạo cùng an tâm thực hiện công việc của mình.
Nhà quản lý hãy luôn cho phép và khuyến khích cấp dưới thể hiện sáng kiến cá nhân của mình. Dù làm việc ở bất kỳ cấp bậc nào trong tổ chức, sự nhiệt huyết và cống hiến đều đến từ những người có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và được tập thể, cấp trên công nhận.
Có thể nói, nguồn sức mạnh lớn lao nhất đến từ tinh thần đoàn kết của tập thể. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải đảm bảo mọi chính sách, nguyên tắc bản thân đề ra có thể góp phần gắn kết mối quan hệ của cấp dưới, tạo nên khối đoàn kết nội bộ vững bền.
Như vậy, bài viết của Govi mang đến ngày hôm nay đã mang tới cho bạn những thông tin chi tiết nhất về 04 chức năng của quản trị doanh nghiệp. Hy vọng rằng với hàng loạt kiến thức bổ ích trên đây, các nhà quản trị có thể tìm ra hướng phát triển phù hợp nhất cho tổ chức của mình!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/04/2024 02:24
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024