Categories: Tổng hợp

Big 4 ở Việt Nam gồm những công ty nào?

Published by

Big 4 chắc hẳn sẽ là đích đến đối với một số bạn sinh viên theo học ngành tài chính, kế toán, kinh tế, ngân hàng,… Vậy bạn có thật sự hiểu về Big 4 hay chưa?

Chắc hẳn đối với các bạn sinh viên đã, đang và sẽ theo học các ngành về tài chính, kế toán, kinh tế, ngân hàng,…nói riêng hay những bạn sinh viên ngành khác nói chung thì thuật ngữ về Big 4 có thể không còn quá xa lạ với mọi người. Thậm chí, đây có thể còn là công việc mơ ước của các bạn và là lý do các bạn chọn ngành học hiện tại. Với vị thế tuyệt đối hiện tại của mình trên thị trường, Big 4 đòi hỏi rất cao đối với nhân sự mà họ sắp tuyển dụng. Ngoài nắm chắc những kiến thức về mặt chuyên môn thì hiểu về công ty cũng như vị trí mà mình ứng tuyển là rất quan trọng. Vậy nên, để tránh mất điểm trong buổi phỏng vấn thì trước tiên, ít nhất bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản như Big 4 là gì? Để có được thành công như ngày hôm nay, các công ty đã trải qua những gì? quy mô của Big 4 tại Việt Nam? Thế mạnh của từng công ty là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả các câu hỏi nêu trên.

(1) Sự ra đời của Big 4 ngành kế toán, kiểm toán

Sơ qua về mặt khái niệm, Big 4 là một thuật ngữ được sử dụng dùng để ám chỉ 04 công ty kiểm toán đứng đầu trong ngành. Đây là những công ty đa quốc gia với mạng lưới văn phòng rộng khắp thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu lẫn số lượng nhân viên của Big 4 đều rất lớn.

Về lịch sử hình thành, trước năm 1989 thì thuật ngữ này chưa được áp dụng trong ngành kiểm toán. Bởi khi đó, thị trường kiểm toán thế giới ghi nhận tới 08 công ty được cho là đứng đầu ngành (big 8), trong đó bao gồm:

– Arthur Andersen

– Arthur Young & Co.

– Coopers & Lybrand

– Ernst & Whinney

– Deloitte, Haskins & Sells

– KPMG

– Touche Ross

– Price Waterhouse

Có 03 sự kiện chính dẫn đến sự hình thành của Big 4 thời điểm hiện tại, cụ thể:

– Vào năm 1989, hai công ty lớn thứ 4 và thứ 5 là Ernst & Whinney và Arthur Young đã tiến hành sáp nhập để tạo nên Ernst & Young. Đến năm 2013,Ernst & Young đã quyết định sử dụng EY làm tên thương mại, đồng thời thay đổi logo thành gam màu vàng xám và tiếp tục hoạt động cho đến ngày hôm nay. Ngoài ra, không lâu sau khi sáp nhập EY còn đưa ra thông báo về kế hoạch sáp nhập với KPMG (một trong những thành viên của Big 8 thời điểm đó lẫn Big 4 hiện tại) với tham vọng trở thành liên minh cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới nhưng kế hoạch này đã nhanh chóng bị hủy bỏ bởi ý kiến trái chiều từ phần đông nhân viên, chi phí lớn và nhiều nguyên nhân khác.

– Tiếp theo là thương vụ sáp nhập của Price Waterhouse với Coopers & Lybrand vào năm 1998 để tạo nên PriceWaterhouseCoopers (PwC).

– Sự kiện cuối cùng góp phần tạo nên Big 4 của thời điểm hiện tại là sự sụp đổ gây chấn động ngành tài chính thế giới của Arthur Andersen. Cụ thể, vào năm 2002, công ty này đã tự nguyện nộp lại giấy phép hành nghề Kiểm toán công của mình sau khi bị phát hiện có hành vi phạm tội liên quan tới việc thực hiện kiểm toán tập đoàn Enron – một tập đoàn năng lượng cũng rất nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy sau đó những cáo buộc này đã được Tòa án Tối cao Mỹ gỡ bỏ nhưng Arthur Andersen không thể hoạt động trở lại.

(2) Big 4 ở Việt Nam

a. Ernst & Young Việt Nam (EY):

EY có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1992 và cũng là công ty đi đầu trong cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn 100% vốn đầu tư nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.

– Hiện tại, EY Việt Nam cung cấp các mảng dịch vụ chính sau đây:

+ Audit & Assurance (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo)

Đây là hai dịch vụ được ghi nhận là giúp cho EY chiếm tỉ lệ cao nhất trong doanh thu đối với các công ty có doanh thu từ việc kiểm toán trên báo cáo tài chính. Tiếp sau đó là các mảng dịch vụ sau đây.

+ Advisory (Dịch vụ tư vấn)

+ Tax (Tư vấn thuế)

+ Transactions (Tư vấn giao dịch)

+ Growth Markets: tổ chức các sự kiện như Entrepreneur of the year, entrepreneurial winning women…

+ Specialty Services (Các dịch vụ đặc biệt): Các chương trình về biến đổi khí hậu, mảng dịch vụ riêng các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp gia đình.

– Hiện EY Việt Nam có 02 trụ sở chính được đặt tại Hà Nội và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 1.400 chuyên gia trong và ngoài nước, trong đó khoảng 70 nhân viên được VACPA và Bộ Tài chính công nhận chính thức.

b. KPMG Việt Nam:

KPMG là tên viết tắt của 03 công ty tiền thân tạo nên KPMG như hiện tại là Klynveld Peat Marwick, chữ G đại diện cho Reinhard Goerdeler – người có công lớn nhất trong việc hợp nhất các công ty thành KPMG. KPMG Việt Nam xuất hiện lần đầu vào năm 1994 với 03 văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

– Hiện KPMG Việt Nam cung cấp các mảng dịch vụ chính như sau:

+ Audit & Assurance (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo)

+ Tax (Thuế)

+ Advisory (Tư vấn)

+ Enterprise

Tuy nhiên, khác công ty mẹ KPMG, KPMG Việt Nam còn cung cấp thêm dịch vụ về mảng Legal (tự vấn pháp lý) bao gồm các dịch vụ bản quyền, thâm nhập thị trường, tái cấu trúc và các dịch vụ pháp lý liên quan đến M&A. Ngoài ra còn có Deals Advisory (Tư vấn tài chính và mua bán doanh nghiệp) hỗ trợ khách hàng đạt được giá trị mong muốn trong suốt quá trình mua bán doanh nghiệp.

– Hiện tại, KPMG Việt Nam có tổng hơn 1,000 nhân viên cùng hơn 40 kiểm toán viên. Tuy con số nêu trên có vẻ khiêm tốn so với các thành viên khác của Big 4 nhưng chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi KPMG Việt Nam là không hề kém cạnh. Điều này được minh chứng bởi số lượng các công ty, tập đoàn lớn hiện đang là đối tác của KPMG Việt Nam. Đáng chú ý trong số đó là Vinamilk, Petrolimex hay ngân hàng Standard Chartered.

c. PwC Việt Nam

PwC ra mắt người dân Việt Nam vào năm 1994 với tên là Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam. Tuy nhiên, vào ngày 30/05/2017 thì đổi tên thành Công ty TNHH PwC (Việt Nam).

– Ngoài dịch vụ chính là Audit & Assurance (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo) ra thì PwC Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ khác như:

+ Advisory (Tư vấn)

+ Entrepreneurial and private clients (Khách hàng doanh nghiệp tư nhân)

+ Tax (Tư vấn thuế) Legal (Tư vấn pháp lý)

+ Family business services (Khách hàng doanh nghiệp gia đình)

+ IFRS (Dịch vụ chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán)

+ Sustainability & climate change (Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu)

+ People and Organisation (Tư vấn nguồn nhân lực)

+ Deals (Tư vấn thương vụ)

+ Consulting (Tư vấn hoạt động)

Chính vì sự đa dạng trong việc cung cấp dịch vụ đã giúp PwC Việt Nam được đánh giá nổi bật hơn so với các thành viên trong Big 4 về mặt số lượng khách hàng. Có thể kể đến một trong những khách hàng nổi bật của PwC Việt Nam như: Công ty Bảo hiểm AIA, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng JPMorgan Chase,..

– Với đội ngũ nhân lực hơn 800 người, bao gồm cả người nước ngoài và người Việt. Đây đều là những chuyên gia kinh tế am hiểu sâu sắc thị trường Việt Nam. Ngoài ra, cùng với Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Lào, PwC Việt Nam cũng là thành viên của PwC SEAPEN.

d. Deloitte Việt Nam

Tiền thân của Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán Việt Nam VACO – công ty kiểm toán độc lập đầu tiên tại Việt Nam. Cho đến 1992, khi mà Deloitte Touche Tohmatsu Limited (tên đầy đủ của Deloitte) quyết định cùng VACO mở rộng về mặt chuyên môn tại Việt Nam. Sau 03 năm hợp tác, đến năm 1995 hai công ty nêu trên đã sáp nhập để tạo nên VACO Deloitte. Và cái tên chỉ chính thức hoạt động tại Việt Nam vào tháng 05 năm 2017 khi VACO chuyển đổi thành công quyền sở hữu, đây cũng được coi là một trong những sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

– Tương tự với các thành viên khác của Big 4, dịch vụ chính của Deloitte Việt Nam cũng là Audit & Assurance (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo). Ngoài ra, họ còn cung cấp các dịch vụ khác như:

+ Tax (Tư vấn Thuế)

+ Consulting (Tư vấn doanh nghiệp);

+ Financial Advisory (Tư vấn tài chính);

+ Risk Advisory (Tư vấn rủi ro);

+ Legal (Tư vấn pháp lý).

Tuy nhiên, điểm khác biệt của Deloitte Việt Nam là dịch vụ Tư vấn doanh nghiệp của họ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong doanh thu với hơn 34%, tiếp theo sau đó mới đến Kiểm toán (27%), Thuế và Pháp lý (19%)…

– Về mặt nhân sự, hiện Deloitte Việt Nam có tổng số nhân sự hơn 800 người hiện đang làm việc ở văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Deloitte Việt Nam chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các công ty cổ phần và tập đoàn Nhà nước nhưng đang mở rộng ra khu vực FDI. Khách hàng đáng chú ý của Deloitte Việt Nam có thể kể đến FPT, Mai Linh…

Trên đây là phần kiến thức tổng quan về sự ra đời của Big 4 và các thông tin cơ bản của Big 4 tại Việt Nam. Bài viết sử dụng các nguồn tài liệu tại website của 04 công ty.

This post was last modified on 14/04/2024 06:22

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago