Categories: Tổng hợp

NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Published by

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế hội nhập, đầu tư quốc tế cũng ngày càng phát triển và được xem là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu.

Vậy Đầu tư quốc tế là gì? có các hình thức đầu tư quốc tế nào? Nhà nước có các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư quốc tế như thế nào? Thực trạng tình hình đầu tư quốc tế hiện nay ra sao? Tác động tích cực và tiêu cực của FDI trong đầu tư quốc tế đối với quốc gia nhận đầu tư là gì? Những thắc mắc nào thường gặp về đầu tư quốc tế? Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau

I/ Đầu tư quốc tế là gì?

Pháp luật đầu tư hiện hành chưa có quy định rõ về khái niệm “đầu tư quốc tế là gì”.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư quốc tế là “một hoạt động đầu tư xuyên biên giới được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đầu tư quốc tế là “việc doanh nghiệp đầu tư của nước chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận lâu dài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước được lựa chọn để đầu tư”.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đầu tư quốc tế xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.Trên cơ sở các khái niệm quốc tế nêu trên, cùng các quy định của Luật đầu tư hiện hành liên quan đến đầu tư quốc tế, có thể hiểu, đầu tư quốc tế là hoạt động của các nhà đầu tư của một quốc gia (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn /hoặc các tài sản góp vốn hợp pháp khác sang một quốc gia khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh /hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận /hoặc đạt các hiệu quả kinh tế- xã hội.

II/ Các hình thức đầu tư quốc tế

Có nhiều hình thức đầu tư quốc tế, căn cứ theo Khoản 1 Điều 52 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

III/ Các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư quốc tế

Để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động đầu tư quốc tế, các cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương luôn phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cụ thể, theo Điều 74 Luật đầu tư 2020 :

  • Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh; theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

IV/ Thực trạng tình hình đầu tư quốc tế

Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), tình hình đầu tư quốc tế của Việt Nam sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, cho đến nay, nước ta không chỉ là 1 quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành 1 quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài.

Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 22 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thông.

V/ Tác động tích cực và tiêu cực của FDI trong đầu tư quốc tế đối với quốc gia nhận đầu tư

Việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI đem lại những tác động tích cực song song với đó cũng có tác động tiêu cực đến quốc gia nhận đầu tư, cụ thể:

Về tác động tích cực, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ giúp quốc gia tiếp nhận đầu tư:

  • Gia tăng hiệu quả sản xuất, phát triển đồng đều cơ sở hạ tầng xã hội;
  • Tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm từ việc chuyển giao công nghệ do FDI mang theo kỹ năng quản lý có chuyên môn và công nghệ cao;
  • Tạo việc làm cho người lao động trong nước, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hàng hoá dịch vụ tốt, thúc đẩy kinh tế phát triển, cạnh tranh lành mạnh.

Về các tác động tiêu cực, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ có thể tác động đến quốc gia tiếp nhận đầu tư:

  • Tặng sức ép cho doanh nghiệp và sản phẩm trong nước: Việc tiếp nhận nguồn vốn FDI tạo nên nhiều sản phẩm, dịch vụ của nước ngoài tại nước tiếp nhận. Khi năng lực của doanh nghiệp nội địa còn chưa cao dễ dẫn đến việc không cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, công dân nước sở tại thường có xu hướng thích hàng hoá, dịch vụ nhập ngoại khiếp tạo ra sức ép lớn cho các doanh nghiệp trong nước;
  • Tạo sức ép cho lao động trong nước: Khi nhà đầu tư nước ngoài di chuyển vốn FDI vào nước tiếp nhận luôn kèm theo việc di chuyển lao động lành nghề dẫn đến việc lao động tại nước sở tại thất nghiệp, thiếu việc làm, gia tăng những bất ổn, vấn đề xã hội không mong muốn;
  • Gây bất bình đẳng trong thu nhập: Do tại các doanh nghiệp FDI người lao động thường được trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước, chính vì vậy dẫn đến phân hoá thu nhập không đồng đều, bất bình đẳng trong thu nhập của người lao động. Hệ luỵ của tình trạng này là có thể dẫn đến những bất ổn, tệ nạn xã hội khi có sự phân biệt khoảng cách giàu nghèo quá lớn.
  • Tạo nên sức mạnh độc quyền: Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một quốc gia có khả năng dẫn đến các vụ mua bán và sáp nhập lớn tại nước nhận đầu tư dẫn đến việc gia tăng sức mạnh độc quyền. Khi không còn sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thì gây ảnh hưởng đến số đông người tiêu dùng tại quốc gia sở tại;
  • Gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia: Một số nhóm doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn như các tập đoàn đa quốc gia khiến họ có thể thống trị cả chủ quyền quốc gia. Các nhóm công ty này ở vị thế có thể gây ảnh hưởng đến các đảng phái chính trị tại chính các quốc gia nhận vốn đầu tư;
  • Ảnh hưởng bất lợi đến cán cân thanh toán: Các tập đoàn đa quốc gia cũng gây nên những ảnh hưởng bất lợi trong cán cân thanh toán. Khi các công ty con của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các giao dịch liên kết với công ty mẹ tại nước của họ. Giá trị các giao dịch này thường ít hợp lý so với các giao dịch thông thường khác để nhằm trả ít thuế hơn. Ngoài ra, các công ty đa quốc gia chuyển tiền lợi nhuận về công ty mẹ dưới dạng lãi suất và cổ tức. Tất cả các yếu tố này gây mất cân bằng cán cân thanh toán tại nước tiếp nhận đầu tư.​​​​​​​

VI/ Những thắc mắc thường gặp về đầu tư quốc tế

Trong hoạt động đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư thường gặp nhiều vướng mắc, cụ thể:

1. Nhà đầu tư được phép mở bao nhiêu tài khoản ngoại tệ trước đầu tư?

Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chỉ được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua 01 (một) tài khoản ngoại tệ trước đầu tư mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì phải mở tài khoản ngoại tệ trước đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Tuy nhiên về nguyên tắc có thể hiểu một dự án chỉ được mở 1 tài khoản ngoại tệ trước đầu tư.

2. Yêu cầu đối với mục đích chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nhà đầu tư được quy định như thế nào?

Mục đích chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư như sau:

“2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:

a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;

b) Khảo sát thực địa;

c) Nghiên cứu tài liệu;

d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;

đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;

e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;

g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;

h) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư;

i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;

k) Đàm phán hợp đồng;

l) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.”

3. Có phải nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế đó được gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không?

Căn cứ theo khái niệm giải thích về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2020, có thể hiểu khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế đó được gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đầu tư quốc tế NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

This post was last modified on 17/01/2024 07:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem số MAY giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý hăng hái, Thìn nóng nảy

Tử vi thứ Tư ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý nhiệt huyết, Rồng nóng…

7 giờ ago

Cách 12 con giáp bố trị lại nhà ở cuối năm 2024 thu hút may mắn, tài lộc không ngừng

Cách 12 con giáp cai quản nhà cuối năm 2024 để thu hút may mắn,…

8 giờ ago

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ Tiên độ, 4 con giáp này kiếm số tiền khủng, rất đáng nể phục

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ tiên giúp đỡ, 4 con giáp này kiếm được…

9 giờ ago

4 con giáp được Thần Tài gọi tên, tháng 10/2024 phát tài phát lộc, tiền bạc ngập két

4 con giáp được Thần Tài đặt tên, tháng 10/2024 mang đến thịnh vượng, tiền…

9 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai có số phú quý, đứng trên muôn người?

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai là người giàu có và đứng…

14 giờ ago