Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình Sự bảo vệ. Bài viết dưới đây của ACC về Hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì? hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
- Chọn các màu sắc này, 12 cung Hoàng Đạo sẽ gặp nhiều may mắn trong năm 2024
- Lời Bác năm xưa: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
- Sữa chua nha đam có tác dụng gì? Khám phá lợi ích từ sự kết hợp thi vị này – CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA NHẬT YAKO
- Tác dụng của rượu nho rừng đối với sức khỏe con người?
- Có nên uống bột sắn dây pha với mật ong?
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì?
I. Khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ đó là: độc tập, chủ quyền, thống nhất. toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cửa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe. danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghiã. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội. Ví dụ: trộm cắp chưa đến 2 triệu đồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì không bị coi là tội phạm.
Việc đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tình hình phát triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Nếu trước đây, hành vi trộm cắp dưới 2 triệu đồng dược coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, thì hiện nay, hành vi này không bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nữa. Ngược lại có hành vi trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nay lại coi là nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm. Ví dụ: hành vi xâm phạm quyền ứng cử của công dân, trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nay hành vi này được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Khi đã xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng tức là đã coi hành vi đó là hành vi phạm tội tuy nhiên người thực hiện hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như. tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi và các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
II. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi
Xem thêm : Người Bính Tuất sinh năm bao nhiêu? Muốn may mắn cứ chọn màu này
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Khoa học luật hình sự coi lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không đủ yếu tố cấu thành tội phạm).
Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự vế hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan; tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất (tội phạm là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan). Có thể nói lỗi là một nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam, nên trong Điều 8 Bộ luật hình sự khi định nghĩa về tội phạm đã nêu: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội… thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…
Hiện nay, vấn đề lỗi trong luật hình sự Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng lỗi không phải là một đặc điểm riêng (thuộc tính) của tội phạm mà nó là một yếu tố thuộc đặc điểm tính nguy hiểm cho xã hội . Quan điểm này cho rằng, khi nói tính nguy hiểm cho xã hội có thể hiểu đó là một đặc điểm của riêng hành vi khách quan của tội phạm, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đặc điểm này không phụ thuộc vào mặt chủ quan bên trong của tội phạm. Nhưng nói đến tính nguy hiểm cho xã hội cũng có thể hiểu đó là một đặc điểm của một hành vi với ý nghĩa là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan.
Có quan điểm khác cho rằng lỗi là thành phần cơ bản của mặt chủ quan. Trong mặt chủ quan, ngoài lỗi ra còn có động cơ mục đích tội phạm, các yếu tố xúc cảm, v.v.. Lại có quan điểm khác cho rằng lỗi là thái độ tâm lý. Thái độ tâm lý của con người là một thể thống nhất không tách rời giữa nhận thức, động cơ, mục đích, ý chí và các yếu tố tâm lý khác. Hơn nữa, ngoài cố ý và vô ý, động cơ, mục đích có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong việc định tội cũng như trong việc quyết định hình phạt. Vì vậy, lỗi chính là mặt chủ quan của tội phạm. Khi người ta nói một người có lỗi trong thực hiện tội phạm tức là nói đến toàn bộ mặt chủ quan của tội phạm mà không tách rời nó với động cơ, mục đích phạm tội.
Theo khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội chỉ được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Luật hình sự Việt Năm không thừa nhận hình thức lỗi thứ ba, nhưng trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả có đề cập đến hình thức lỗi thứ ba, đó là lỗi hỗn hợp” tức là vừa vô ý vừa cố ý hoặc cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Có thể trong công tác nghiên cứu bản chất của các hình thức lỗi, có thể đặt vấn đề một người thực hiện hành vi vừa cố ý lại vừa vô ý (cố ý về hành vi vô ý về hậu quả) như đối với người cố ý vi phạm luật lệ giao thông (đèn đỏ nhưng vẫn vượt qua ngã tư) gây hậu quả nghiêm trọng làm chết người, nhưng việc này, lỗi của người phạm tội cũng chỉ là lỗi vô ý chứ không thể nói là cố ý được, vì nếu cố ý gây chết người thì là phạm tội giết người rồi chứ không còn là vi phạm luật lệ giao thông gây hậu quả chết người nữa.
Xem thêm : Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,nếu không có lỗi thì không bị coi là hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự quy định một số trường hợp không phải là tội phạm do người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có lỗi như: sự kiện bất ngờ (Điều II), phòng vệ chính đáng (Điều 15), tình thế cấp thiết (Điều 16). Ngoài ra, tuy Bộ luật hình sự không quy định, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử có một số trường hợp tuy có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích xã hội hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công dân, nhưng cũng không bị coi là phạm tội vì người thực hiện hành vi không có lỗi, như: tình trạng không thể khắc phục được hậu quả; bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã; chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản xuất.
III. Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự mới là chủ thể của tội phạm.
Bộ luật hình sự không quy định năng lực trách nhiệm hình sự là gì, mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13) và tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12). Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu chủ thể của tội phạm phải là người ở một độ tuổi nhất định và là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm, khoa học luật hình sự gọi là chủ thể đặc biệt. Ví dụ: chỉ có người mẹ mới là chủ thể của tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự hoặc chỉ những người có chức vụ mới là chủ thể của các tội phạm quy định tại Chương XXI Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với người đồng phạm khác không phải là người thực hành trong một vụ án có đồng phạm thì vấn đề chủ thể đặc biệt không đặt ra đối với họ.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp