Categories: Tổng hợp

Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới

Published by

Xã hội loài người đã trải qua 04 kiểu nhà nước tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội lần lượt là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa.

1. Kiểu nhà nước là gì?

Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.

Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một loại, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các nhà nước đó.

Ví dụ: Khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định thuộc kiểu nhà nước chủ nô, chúng ta sẽ có ngay những thông tin cơ bản về bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước đó.

Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.

2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới

Lich sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ chưa có nhà nước đó là xã hội cộng sản nguyên thủy!

Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:

  • Kiểu nhà nước chủ nô;
  • Kiểu nhà nước phong kiến;
  • Kiểu nhà nước tư sản;
  • Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2.1. Kiểu nhà nước chủ nô

Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp chủ nô.

2.1.1. Bản chất của nhà nước chủ nô

Nhà nước chủ nô cũng có hai bản chất tính giai cấp và tính xã hội:

– Tính giai cấp

Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với lu lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.

C.Mác và Ăngghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ phương tây cổ điển và chế độ nô lệ phương Đông cổ đại.

Chế độ nô lệ phương tây cổ điển hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La Được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình.

Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc.

Trong chế độ này luôn lệ không phải là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải hàng hóa cho chủ lô mà hầu hết là làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô) về địa vị xã hội họ tự do hơn so với nô lệ tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức bóc lột của chủ nô.

– Tính xã hội

Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế thương mại ở Hy Lạp.

2.1.2. Chức năng của nhà nước chủ nô

Chức năng của nhà nước chủ nô trước hết được thể hiện ở các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nó.

a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:

  • Chức năng củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
  • Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác
  • Chức năng đàn áp về mặt tư tưởng

b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:

  • Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
  • Chức năng phòng thủ chống xâm lược

2.1.3. Bộ máy nhà nước chủ nô

Chủ thể tiến hành các chức năng của nhà nước chủ nô chính là bộ máy của nhà nước chủ nô, vì thế bộ máy nhà nước chủ nô được xây dựng phù hợp cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở các nhà nước chủ nô khác nhau do hình thức chính thể khác nhau, chức năng cụ thể của nhà nước cũng có những biểu hiện khác nhau, do đó bộ máy nhà nước trong từng quốc gia chiếm hữu nô lệ cũng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, việc thiết lập bộ máy nhà nước chủ nô tựu chung lại đều để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nhà nước, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, duy trì trật tự xã hội trên cơ sở của chế độ chiếm hữu nô lệ.

Ở giai đoạn đầu, bộ máy nhà nước chủ nô còn đơn giản và mang đậm dấu ấn của của hệ thống cơ quan quản lý xã hội thị tộc – bộ lạc. Giữa các cơ quan chưa có sự phân định rõ về chức năng. Chuyển sang giai đoạn sau, cùng với sự phát triển đa dạng của các chức năng nhà nước nên bộ máy nhà nước chủ nô càng trở nên cồng kềnh, quan liêu. Nhìn chung bộ máy nhà nước chủ nô đều có các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án phát triển.

Quân đội là lực lượng được các nhà nước chủ nô quan tâm xây dựng. Trong các nhà nước quân đội chiếm lực lượng đông đảo. Trong nhiều quốc gia mọi người dân đều có nghĩa vụ phải phục vụ quân đội (Nhà nước Spác). Quân đội làm nhiệm vụ chủ yếu là chinh phạt và bảo vệ tổ quốc. Ở những quốc gia chưa có lực lượng cảnh sát quân đội còn đảm nhận thêm nhiệm vụ bảo đảm trật tự xã hội, hỗ trợ toà án trong việc điều tra.

Lực lượng cảnh sát là bộ phận được chú ý thứ hai trong nhà nước chủ nô. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là gìn giữ trật tự xã hội, cảnh sát còn đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ toà án trong việc điều tra, thậm chí cảnh sát còn đảm nhiệm chức năng xét xử (ở La mã), hoặc bảo vệ các công trình công cộng, các công trình tôn giáo như : (bảo vệ nhà thờ, các công trình thuỷ lợi ở các nhà nước phương Đông cổ đại).

Toà án cũng được hết sức chú trọng trong nhà nước chủ nô. Tuy nhiên cách tổ chức toà án ở các nhà nước khác nhau là khác nhau. Ở các quốc gia Phương Đông, quyền xét xử tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước (vua), quyền này có thể được uỷ quyền lại cho một tổ chức phụ thuộc trực tiếp vào vua. Ở các quốc gia Phương Tây cổ đại, hệ thống cơ quan xét xử đã được thiết lập để xét xử những công việc khác nhau, đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý (Aten), hoặc có những cơ quan thường trực đảm trách hoạt động xét xử với các thẩm phán được bầu trong một khoảng thời gian nhất định (La Mã thời kỳ cộng hoà).

2.1.4. Hình thức nhà nước chủ nô

– Về hình thức chính thể: Mặc dù các nhà nước chủ nô đều có những chức năng cơ bản giống nhau, nhưng do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là khác nhau nên trong nhà nước chủ nô có nhiều hình thức chính thể khác nhau. Lịch sử phát triển của nhà nước chủ nô gắn với các hình thức chính thể: quân chủ, cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc.

+ Chính thể quân chủ chuyên chế phổ biến trọng các nhà nước phương đông cổ đại. Đặc trưng của hình thức này là quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào trong tay người đứng đầu nhà nước (hoàng đế, vua) với một bộ máy quân sự, quan liêu khá phức tạp (Ai Cập, Babilon, Trung Quốc, Ấn Độ…). Người đứng đầu nhà nước có toàn quyền quyết định vận mệnh quốc gia, cũng như vận mệnh của từng thành viên trong quốc gia đó, chức vụ này được truyền lại theo nguyên tắc cha truyền con nối.

+ Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại ở nhà nước chủ nô Aten vào thế kỷ thứ V – IV trước công nguyên. Ở Aten mọi nam công dân trưởng thành đều được tham gia Hội nghị nhân dân. Hội nghị sẽ bầu ra các cơ quan nhà nước và các cá nhân thực thi quyền lực nhà nước theo những nhiệm kỳ nhất định. Nô lệ, kiều dân, phụ nữ, nô lệ đã được giải phóng không được tham gia bầu cử, thực chất của hình thức dân chủ này là dân chủ chủ nô.

+ Chính thể cộng hoà quý tộc chủ nô tồn tại ở nhà nước Spác và La Mã. Quyền lực nhà nước (chủ yếu quyền lập pháp) nằm trong tay một hội đồng mà thành viên được bầu ra từ các quý tộc giàu có nhất và họ nắm giữ chức vụ suốt đời. Bên cạnh đó có các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp cũng được hình thành thông qua con đường bầu cử. Đại hội nhân dân vẫn tồn tại nhưng không chiếm vị trí quan trọng. Đại hội nhân dân chỉ tiến hành bầu những người tham gia vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước, thông qua về mặt hình thức các dự luật do Hội đồng trưởng lão đưa ra.

– Về hình thức cấu trúc nhà nước: Tất cả các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc nhà nước đơn nhất.

– Về chế độ chính trị: Ở các nước phương Đông chủ yếu tồn tại chế độ độc tài chuyên chế. Ở các nước phương Tây, chế độ chính trị đã mang tính dân chủ, tuy nhiên về bản chất đó chỉ là chế độ dân chủ chủ nô. Về cơ bả, nền dân chủ được thiết lập ở những quốc gia này vẫn là chế độ quân phiệt, độc tài với đại đa số nhân dân lao động.

Hình minh họa. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới

2.2. Kiểu nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở của sự sụp đổ của xã hội chiếm hữu nô lệ, ở một số quốc gia nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước đầu tiên. Ví dụ: Việt Nam, Triều Tiên…

2.2.1. Bản chất của nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:

Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: KT, CT, TT.

Tính xã hội: còn là tổ chức quyền lực chung của xã hội, là đại diện chính thức của toàn xã hội nên NNPK có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội (+) tiến hành 1 số hoạt động nhằm phát triển kinh tế – xã hội.

=> Tính xã hội mờ nhạt, hạn chế, tính giai cấp thể hiện công khai, rõ rệt.

2.2.2. Chức năng của nhà nước phong kiến

Bản chất của nhà nước phong kiến được quy định bởi các chức năng đối nội và đối ngoại của nó.

a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:

  • Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
  • Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
  • Chức năng đàn áp tư tưởng.

b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:

  • Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược.
  • Chức năng phòng thủ chống xâm lược.

2.2.3. Bộ máy nhà nước phong kiến

So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đã phát triển hơn một bước, đặc biệt là ở giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Trong giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến yếu, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến. Các lãnh chúa có quân đội riêng và toà án riêng, toàn quyền trong lãnh địa của mình.

Tới giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương xuống đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự cai trị. Ở địa phương, cách tổ chức các cơ quan nhà nước còn đơn giản, hầu như chưa có sự phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp, đội ngũ quan lại địa phương cũng do vua bổ nhiệm.

Trong nhà nước phong kiến, các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án vẫn là bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.

2.2.4. Hình thức nhà nước phong kiến

Hình thức chính thể phổ biến trong nhà nước phong kiến là quân chủ, lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ với những biểu hiện cụ thể: quân chủ phân quyền cát cứ, quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hoà phong kiến.

Trong hình thức nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ thì quyền lực nhà nước bị phân tán, vua hoặc quốc vương không có toàn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.

Trong hình thức quân chủ đại diện đẳng cấp, quyền lực nhà nước trung ương được tăng cường trên cơ sở của sự ủng hộ của các lãnh chúa phong kiến vừa và nhỏ, cũng như tầng lớp cư dân thành thị. Ở hình thức này, bên cạnh vua hoặc quốc vương còn có cơ quan đại diện đẳng cấp, ví dụ như: Nghị viện ở Anh, Hội nghị quốc dân ở Nga, Hội nghị tam cấp ở Pháp. Cơ quan đại diện này có thẩm quyền hạn chế trong lĩnh vực thuế và tài chính. Sự hiện diện của cơ quan này cũng làm hạn chế quyền lực của nhà vua, vì thế khi quyền lực của vua được tăng cường mạnh lên thì vua thường không tham dự hội nghị của cơ quan đại diện đẳng cấp nữa và tìm cách loại bỏ nó. Chính thể quân chủ trung ương tập quyền có đặc điểm là quyền lực nhà nước tập trung vào tay vua hoặc quốc vương. Vua nắm toàn quyền nhưng trong hoạt động điều hành vua dựa vào triều đình và bộ máy quan lại giúp việc từ trung ương xuống đến địa phương. Toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương tạo thành một thể thống nhất.

Hình thức cộng hoà phong kiến tồn tại ở một số thành phố châu Âu (Phơlôrenxơ của Italia, Nốpgôrớt và Psơcốp của Nga…) sau khi giành được sự tự quản bằng các con đường khác nhau như: bỏ tiền ra mua sự tự trị từ nhà nước phong kiến, đấu tranh vũ trang…Quyền lực ở các thành phố đó tập trung trong tay giới quý tộc thành thị tập hợp trong Hội đồng thành phố được lập trên nguyên tắc bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành các công việc và quan hệ của thành phố. Chính ở các thành phố này đã sớm hình thành các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Ở các nước châu Âu , tồn tại cả 4 hình thức chính thể trên. Ở các nước phương Đông như Việt Nam. Trung Quốc chỉ tồn tại hình thức chính thể quân chủ phân quyền cát cứ và quân chủ trung ương tập quyền. Đặc biệt ở Việt Nam, dưới sự tác động của nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm, nhà nước trung ương tập quyền đã hình thành rất sớm.

2.3. Kiểu nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.

2.3.1. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước tư sản cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:

* Tính giai cấp

– Thời kì 1: “NNTB là UB giải quyết công việc chung của gia cấp tư sản”: nhà nước đối xử với các giai cấp tư sản hoàn toàn như nhau => nhà nước đều là phương tiện, công cụ giải quyết công việc chung.

– Thời kì 2: “……………tập đoàn TB lũng đoạn” => NNTB sẵn sang tước đoạt, chà đạp quyền lợi nhà tư bản nhỏ và vừa dưới danh nghĩa quốc hữu hóa vì quyền lợi quốc gia.

* Tính xã hội

Đặc điểm chung qua các thời kì:

– Giai đoạn của CNTB tự do cạnh tranh: TS và với là đồng minh chống phong kiến.

+ Cạnh tranh tự do cá thể

+ Chưa có yếu tố độc quyền

– Giai đoạn của CNTB độc quyền lũng đoạn nhà nước hay gđ chủ nghĩa đế quốc: bộ máy bạo lực đàn áp phong trào đấu tranh.

+ Hình thành tập đoàn tư bản lớn sở hữu tập thể.

+ Xuất hiện sở hữu tư bản nhà nước (Tập đoàn tư bản khống chế, không phải sở hữu toàn dân).

– Giai đoạn của CNTB hiện đại:

+ Yếu tố tư nhân hóa phát triển mạnh.

+ Người lao động có sở hữu tư liệu sản xuất.

2.3.2. Chức năng của nhà nước tư sản

a) Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản

Chức năng này bao hàm những nội dung sau:

– Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản

– Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị

– Trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng

Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế trong tất cả các giai đạo phát triển các nhà nước tư sản luôn tìm mọi cách nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hoạt động này được bảo đảm bởi sự liên kết giữa nhà nước tư sản với các thế lực tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Chức năng kinh tế

c) Chức năng xã hội

d) Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới

e) Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế

2.3.3. Bộ máy nhà nước tư sản

a) Nghị viện

b) Nguyên thủ quốc gia

c) Chính phủ

d) Toà án

2.3.4. Hình thức nhà nước tư sản

Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, hình thức nhà nước tư sản gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

a) Hình thức chính thể tư sản

Nhà nước Tư sản có hai dạng chính thể cơ bản là chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hoà.

b) Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản có các hình thức cấu trúc sau: Hình thức liên bang và hình thức đơn nhất.

c) Chế độ chính trị của nhà nước tư sản

2.4. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2.4.1. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.4.2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

a) Các chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa

b) Các chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.4.3. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.4.4. Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa

a) Hình thức chính thể

b) Hình thức cấu trúc nhà nước

c) Chế độ chính trị

Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Các nhà nước đó đều là “nhà nước theo đúng nghĩa”, là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột. Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Một kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền. Các cuộc cách mạng khác nhau diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật đó: Nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới tiến bộ nhất nhưng cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.

This post was last modified on 27/03/2024 04:55

Published by

Bài đăng mới nhất

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

3 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

4 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

9 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

9 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp dễ đạt thành công ngày 19/11/2024, thành tích dồi dào

Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…

10 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông ĐỊA, tha hồ ăn lộc

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may

1 ngày ago