Hiện nay nhiều người đang thắc mắc và tìm hiểu loại cây lâu năm nào được chứng nhận quyền sở hữu. Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn về các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.
1. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm những loại cây nào?
Hiện nay theo thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định cụ thể những loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm: Cây công nghiệp lâu năm; Cây ăn quả lâu năm; Cây dược liệu lâu năm; Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm. Thông tư liên tịch này quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Bạn đang xem:
2. Quy định chung của pháp luật về loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
Xem thêm : Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?
Các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải là các loại được luật định. Đất trồng cây lâu năm được quy định là một trong số các loại thuộc nhóm đất nông nghiệp. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu thì ngoài điều kiện về loại cây, người sử dụng đất còn phải có một trong số các loại giấy tờ được quy định tại điều 34 nghị định 43/2014/NĐ- CP, bao gồm các loại giấy tờ cụ thể sau:
- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2013/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;
- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 34 thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
- Đối với tổ chức trong nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư để trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 34, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
3. Quy định cụ thể về loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
Căn cứ theo Điều 3, Điều 4 thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định cụ thể các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu. Theo đó các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu như sau:
3.1 Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.
- Cây ăn quả lâu năm: loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài
- Cây dược liệu lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm làm dược liệu như cây hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm.
- Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng
3.2 Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:
- Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:
- Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.
Xem thêm : Trồng chanh bao lâu thì ra quả
Trong đó:
- Cây thân gỗ là loại cây thân hóa gỗ, có kích thước khác nhau tùy loài.
- Cây thân bụi là loại cây thân có thể hóa gỗ, thân chính không có hoặc kém phát triển, cành nhánh phát triển từ gốc của thân chính.
- Cây thân leo là loại cây không mọc thẳng đứng được, phải dựa vào cây khác hay vật thể làm giá đỡ hoặc nhờ các cơ quan như rễ phụ, cành, tua cuốn, lá để bám leo lên.
4. Hỏi đáp về các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: hồ sơ xin công nhận quyền sở hữu cho cây trồng lâu năm gồm những giấy tờ gì? Tôi cảm ơn!
Hồ sơ xin công nhận quyền sở hữu cho cây trồng lâu năm gồm những giấy tờ sau:
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cây lâu năm;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất mẫu 04a/DK;
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn thời hạn và giấy xác nhận thông tin cư trú của người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: đất trồng cây lâu năm bị thu hồi trong trường hợp nào? Tôi cảm ơn!
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Huệ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/04/2024 07:11