Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất?

Bao tay bao chân trẻ sơ sinh là đồ dùng giúp giữ ấm không thiếu trong khoảng thời gian đầu đời của bé yêu. Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao có nên đi tất và mang bao tay cho con không là câu hỏi luôn được ba mẹ quan tâm. Cùng ACC tìm hiểu việc trẻ bị sốt có nên đi tất không qua bài viết sau nhé!

1 Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh

Sốt tay chân lạnh ở trẻ diễn ra khi virus tấn công mao mạch, làm tổn thương mạch máu tứ chi. Trẻ bị sốt chân tay lạnh thường kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, lừ đừ, ra mồ hôi nhiều, cơ thể nóng lên nhất ở ở trán và bụng, bé quấy khóc.

Ngoài ra, trẻ bị sốt tay chân lạnh còn có biểu hiện như sau:

  • Mặt đỏ hoặc tím tái, nhợt nhạt nhất là ở má và môi.
  • Chân tay bé trở nên lạnh trong nhiều giờ.
  • Bé mệt mỏi, cơ thể mềm oặt và ngủ nhiều hơn thường ngày.
  • Bé ra mồ hôi nhiều.
  • Cổ cứng, mụn nước xuất hiện trên da.

2 Trẻ bị sốt có nên đi tất?

Phản ứng đầu tiên của nhiều phụ huynh khi con bị sốt là mặc thêm quần áo, mang bao tay và tất cho bé. Tuy nhiên, trẻ nhỏ khi bị sốt thường xảy ra hiện tượng co mạch máu tay và chân khiến các bộ phận này dễ bị lạnh. Nhưng sau một khoảng thời gian, hiện tượng này sẽ dần hết vì vậy mẹ không cần đi tất chân cho con.

Ngược lại với suy nghĩ nên ủ ấm con khi sốt của nhiều người, khi trẻ có dấu hiệu nóng lên, mẹ nên chọn quần áo hoặc đồ sơ sinh thoáng mát, dễ chịu để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt của cơ thể bé. Việc mặc quần áo dày và đi tất chân, bao tay có thể khiến thân nhiệt tăng gây nguy hiểm cho bé.

3 Trẻ bị sốt có nên mặc ấm, đắp chăn hay không?

Ủ ấm cho con khi bị sốt vì nghĩ làm vậy sẽ giúp bé tiết nhiều mồ hôi và mau khỏi bệnh là sai lầm của rất nhiều bố mẹ. Việc ủ ấm này rất nguy hiểm, nhất là đối với bé sốt cao. Lúc này, bố mẹ càng mặc ấm, bé sẽ càng cảm thấy lạnh hơn.

Khi bị sốt, trẻ mặc càng thoáng càng tốt, vì vậy bố mẹ cần bỏ bớt quần áo, đắp chăn mền mỏng và có thể dùng thêm miếng dán hạ sốt cho con. Bố mẹ nên để phòng thoáng, không đóng kín cửa và có thể bật thêm quạt cho không khí mát hơn. 18°C là nhiệt độ phòng tốt nhất giúp trẻ hạ sốt nhanh và giảm triệu chứng lạnh run.

4 Trẻ sốt tay chân lạnh: Mẹ phải làm gì?

4.1. Giai đoạn tăng nhiệt mẹ nên giữ ấm cho con

Khi thấy bàn tay của con lạnh, mẹ hãy kiểm tra vùng phân và phần bụng của bé. Nếu các bộ phận trung tâm này còn ấm thì mẹ có thể cho bé mang tất và uống thêm nước để giải nhiệt. Sau 20 phút, mẹ cần kiểm tra lại nhiệt độ của bé có tăng không.

4.2. Giai đoạn sốt cao mẹ nên giúp bé tản nhiệt

Đây là lúc nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, mẹ nên lau khắp người bằng nước ấm hoặc dùng khăn hạ sốt để hạ nhiệt nhanh chóng. Trường hợp bé sốt 38,5 độ C nhưng vẫn có thể chơi bình thường thì không dùng thuốc ngay. Nếu thấy bé lừ đừ, mệt mỏi, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm tra nhiệt độ phòng, nếu phòng quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở bé, nhất là với trẻ sơ sinh. Nếu con có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.

4.3. Giai đoạn hạ sốt mẹ hãy cho con uống nước thật nhiều

Khi hạ sốt, bé sẽ ra nhiều mồ hôi, lúc này mẹ nên quan sát xem bé có bị khó chịu không và cho bé uống nhiều nước và điện giải oresol để tránh bị rối loạn tuần hoàn. Cởi bỏ quần áo của con trừ tã cho bé (nên dùng loại tã mỏng, thoát nhiệt tốt như tã vải cho bé, miếng lót sơ sinh), mẹ có thể đặt con dựa vào ngực mình và đắp thêm chăn ấm.

5 Trẻ sốt chân tay lạnh khi nào thì đáng báo động?

5.1. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết xuất hiện do các bệnh gây nhiễm trùng mà không được điều trị đúng cách gây ra như viêm phổi, viêm da, xương, viêm não mủ, viêm đường tiết niệu,… Bé bị nhiễm trùng huyết sẽ có các dấu hiệu như tay chân lạnh, sốt, nhịp tim nhanh, khó thở, nôn mửa, ít nước tiểu,…

Phát hiện sớm nhiễm trùng huyết sẽ có thể ngăn ngừa các biến chứng gây nguy hiểm làm ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể bé. Khi phát hiện, mẹ nên có bé đến khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

5.2. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan ở trẻ em nhỏ. Ngoài ho, sốt, chán ăn, trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban hồng trên da rồi phát triển thành các bóng nước trên khắp cơ thể từ tay, chân, mông, đầu gối,… kèm theo các vết lở loét ở trong miệng.

Những dấu hiệu bệnh đã biến chứng đến tim và hệ hộ hấp mà mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay như sau: tay chân lạnh, mạch đập nhanh, khó thở, da tím tay, huyết áp cao,…

5.3. Viêm màng não

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng và nấm gây ra, làm ảnh hưởng đến lớp mô quanh não bộ và tủy sống. Các dấu hiệu của bệnh khá giống với bệnh cảm cúm thông thường như sốt, ho, chảy nước mũi,…

Khi bệnh chuyển nặng, mẹ sẽ thấy tay chân bé bị lạnh, sốt cao, ói mửa, ngủ li bì, chán ăn, cứng cổ,… lúc này mẹ nên chuyển bé ngay đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.