Categories: Tổng hợp

Các phương pháp tính giá thành theo Thông tư 200

Published by

Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, có lẽ bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của kế toán giá thành sản phẩm. Vậy làm sao để tính giá thành? ACC mời bạn tham khảo bài viết Các phương pháp tính giá thành theo Thông tư 200

Các phương pháp tính giá thành theo Thông tư 200

1. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ

– Điều kiện áp dụng: Trong các doanh nghiệp có cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau.

– Đặc điểm: Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.

– Trình tự tính giá thành:

Bước 1: Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.

Bước 2: Xác định tỷ lệ tính giá thành, căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức.

Tỷ lệ giá thành = [Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm / Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)] x 100

2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

– Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định; đã xây dựng và quản lý được định mức; trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững.

– Cụ thể: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức. Sau đó, tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thoát ly so với định mức.

– Công thức tính:

Lý do thay đổi định mức:

  • Do trang thiết bị sản xuất hiện đại
  • Trình độ tay nghề của công nhân tăng lên
  • Trình độ tổ chức quản lý sản xuất tăng lên

3 .Tính giá thành theo phương pháp hệ số

Bước 1: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm/ Tổng số sản phẩm gốc

Bước 2: Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định

Bước 3: Xác định giá thành

4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Tính giá thành theo phương pháp giản đơn được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

Công thức tính:

This post was last modified on 31/03/2024 07:50

Published by

Bài đăng mới nhất

10 ngày tới cát tinh chiếu rọi, 4 con giáp thăng quan tiến chức, hốt vàng hốt bạc

Trong 10 ngày tới, sao may mắn sẽ tỏa sáng, 4 con giáp sẽ được…

21 phút ago

Trải qua nhiều sóng gió, những tuổi này cực kỳ giàu kinh nghiệm

Đã trải qua nhiều cơn bão, lứa tuổi này có rất nhiều kinh nghiệm.

3 giờ ago

Hợp VÍA Phật Bà, 3 tuổi ĐỎ nhất tháng 6 âm, ăn ĐẬM lãi TO, cầu gì được nấy!

Tương hợp với Đức Phật, 3 tuổi là tháng ĐỎ NHẤT trong tháng 6 âm…

5 giờ ago

Tình yêu của người sinh tháng 10 dương lịch: Bạn có biết trân trọng những gì đang có?

Tình yêu của người sinh tháng 10: Bạn có biết trân trọng những gì mình…

7 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 4 con giáp nhiều lộc nhất ngày 8/7/2024

Tử vi hôm nay - Top 4 cung hoàng đạo có nhiều tài lộc nhất…

9 giờ ago

Tử vi tuần mới từ 8 – 14/7/2024 của 12 con giáp: Dần hạnh phúc, Mão mệt mỏi

Tử vi tuần mới từ 8-14/7/2024 của 12 con giáp: Hổ vui vẻ, Thỏ mệt…

23 giờ ago