Việt Nam là một quốc gia đi theo con đường nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, và hiện nay nền kinh tế Việt Nam thuộc một trong những nước đang phát triển. Một nền kinh tế tế phát triển là điểm đặc trưng thể hiện cho một đất nước phát triển. Vậy ở Việt Nam, có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là vùng hội tụ tốt nhất các điều kiện để phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng để đẩy mạnh quá trình phát triển cho các vùng đó và tiến tới đảm nhận vai trò chi phối tăng trưởng đối với nền kinh tế cả nước.
Bạn đang xem: Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam – Cập nhật 2024
Có 4 vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Cụ thể:
Xem thêm : Tìm hiểu về chất thải nguy hại POP và PCB
I – Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 1 Hà Nội 2 Hưng Yên 3 Hải Phòng 4 Quảng Ninh 5 Hải Dương 6 Bắc Ninh 7 Vĩnh Phúc II- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 1 Thừa Thiên – Huế 2 Đà Nẵng 3 Quảng Nam 4 Quảng Ngãi 5 Bình Định III- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 1 TP. Hồ Chí Minh 2 Bình Dương 3 Bà Rịa – Vũng Tàu 4 Đồng Nai 5 Tây Ninh 6 Bình Phước 7 Long An 8 Tiền Giang IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long 1 TP. Cần Thơ 2 An Giang 3 Kiên Giang 4 Cà Mau
Là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ của cả nước, nơi tập trung các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ của quốc gia. Ðây là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của vùng KTTĐ Bắc bộ, từ đó lan tỏa và lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển và liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như của cả nước.
Nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào – ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vùng có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng KTTĐ phía Nam cùng với các vùng KTTĐ cả nước đã phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương lân cận trong vùng.
Xem thêm : Sơ cấp, trung cấp và cao cấp lý luận chính trị là gì?
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên. Vùng KTTĐ miền Trung được xem là vùng có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang giao lưu kinh tế, thương mại quan trọng, nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Cam-pu-chia và Lào với đường hàng hải quốc tế qua Biển Ðông và Thái Bình Dương. Sự phát triển kinh tế của vùng này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn lực tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng của các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trên đây là nội dung về Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam – Cập nhật 2023. Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các quý đọc giả.
Nếu quý đọc giả có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về pháp lý hãy đến với Công ty luật ACC chúng tôi. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/01/2024 23:50
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…