1/ POP và PCB là gì?
- 10 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hiện nay
- Lịch và giờ mở cửa đón khách đến viếng lăng Bác năm 2024 mới nhất
- Đếm thời gian, một năm có bao nhiều tháng, ngày, giờ, phú và cách tính
- Xông hơi bị nổi mụn vì sao? Cách xông hơi không bị mụn
- [Bảng Giá 2024] Cho Thuê Xe Tự Lái, Có Tài Tại Thuận An 4-45 CHỖ
POP là từ viết tắt của các chữ tiếng Anh Persistant Organic Polutants, là các hóa chất/nhóm hóa chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi trường với 4 đặc tính chính: (1) Độc tính cao; (2) Khó phân hủy trong môi trường tự nhiên; (3) Khả năng di chuyển và phát tán xa; và (4) Khả năng tích tụ sinh học cao. POP gây nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường, gồm 22 nhóm chất được quy định trong công ước Stockholm và sẽ được các nước thành viên của Công ước, trong đó có Việt Nam, tăng cường quản lý, giảm thiểu, tiến tới loại bỏ sản xuất và sử dụng trong thời gian tới.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về chất thải nguy hại POP và PCB
PCB là một trong 22 nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP) được quy định trong công ước Stockholm sẽ được dừng sử dụng vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028 tại Việt Nam. PCB là từ viết tắt của các chữ tiếng Anh Polychlorinated Biphenyls, là một nhóm hợp chất thơm của halogen được tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hiđro trong phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 cấu tử, trong đó 130 cấu tử được đưa vào sản xuất thương mại.
Do ưu điểm nổi trội là cách điện tốt, không cháy nổ, nên từ những năm 1930, PCB đã được sử dụng rộng rãi như một loại phụ gia lý tưởng của chất cách điện trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong chất lỏng thủy lực cho các thiết bị nâng hạ và một số ứng dụng dân dụng. Đến nay, PCB không còn được sản xuất nhưng vẫn còn tồn tại trong những ứng dụng trước đây và môi trường.
– PCB là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh tại phụ lục II, Nghị định 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.
– PCB là hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm hàng số 9 trong Danh mục hàng hóa nguy hiểm được quy định trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, 109/2006/NĐ-CP và 29/2005/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa,…
– PCB là chất thải nguy hại, được quy định tại Thông tư số 12/2011/TTBTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định về quản lý chất thải nguy hại.
2/ PCB được sản xuất ở đâu?
PCB không sinh ra trong tự nhiên mà do con người sản xuất thành các sản phẩm công nghiệp dưới nhiều tên thương mại khác nhau (Aroclor, Askarel…).
Theo thống kê, trong giai đoạn từ 1930 đến 1993, 11 nước gồm: Mỹ, Đức, Liên Xô cũ, Anh, Pháp, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Phần Lan đã sản xuất hơn 1,3 triệu tấn PCB, trong đó Mỹ là nước sản xuất nhiều nhất (641 nghìn tấn), sau đó là các nước: Đức (159 nghìn tấn), Liên Xô cũ (142 nghìn tấn), Pháp (135 nghìn tấn). Sau khi phát hiện ra độc tính của PCB với con người và môi trường, PCB đã lần lượt bị dừng sản xuất tại các nước trên thế giới.
Chỉ có 4% PCB được sản xuất bị phân hủy, 31% tồn tại trong môi trường (đất liền và ven biển). Phần còn lại tập trung chủ yếu ở ngành điện, là chất phụ gia trong dầu của các thiết bị điện như máy biến thế, tụ điện.
Việt Nam không sản xuất PCB mà nhập khẩu PCB thông qua các thiết bị điện, thiết bị công nghiệp và các ứng dụng dân dụng có sử dụng PCB.
3/ PCB được sử dụng để làm gì?
Do có các ưu điểm: kém dẫn điện, khả năng truyền nhiệt tốt, ổn định ở nhiệt độ cao, chịu được axit, kiềm và hóa chất… PCB đã được sản xuất và sử dụng phổ biến trên thế giới trong công nghiệp và đời sống trong giai đoạn 1930 – 1993. PCB được sử dụng như một chất phụ gia trong một số ngành công nghiệp như dầu cách điện máy biến thế và tụ điện, dầu thủy lực và dầu cắt công nghiệp, sơn, mực in, giấy không chứa carbon, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo, thuốc trừ sâu, chất chống cháy (trong vải, thảm, bọt polyurethane…). Phần lớn PCB được dùng làm chất cách điện, trong các tụ điện và máy biến thế. Các thiết bị này có thể chứa từ vài mg đến hàng chục nghìn mg PCB trên một kg dầu.
Sau khi phát hiện tính độc hại của chất này, nhiều nước trên thế giới đã dừng sản xuất PCB từ những năm 1970. Theo thống kê, từ năm 1930 đến 1993, thế giới đã sản xuất 1,3 triệu tấn PCB, trong đó chỉ có 4% bị phân hủy, 31% tồn tại trong môi trường (đất liền và ven biển), phần còn lại tập trung chủ yếu ở ngành điện, là chất phụ gia trong dầu của các thiết bị điện như máy biến thế, tụ điện.
4/ PCB và sức khỏe con nguời
PCB là hóa chất có độc tính thuộc nhóm 2A là nhóm có khả năng gây ung thư, được coi là “sát thủ vô hình” với sức khỏe con nguời. Con người bị phơi nhiễm PCB qua các con đường tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc qua da. Riêng trẻ sơ sinh có thể bị phơi nhiễm PCB từ sữa mẹ khi người mẹ bị phơi nhiễm PCB.
PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe. Trong trường hợp cấp tính, cơ quan đầu tiên bị PCB gây tổn thương là gan. PCB gây thương tổn cấp tính như nổi mụn, cháy da và bỏng mắt. Với trường hợp mãn tính, PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe như ung thư, tác động đến hệ nội tiết (rối loạn nội tiết) và phát triển của trẻ nhỏ (ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số IQ).
Việc phơi nhiễm PCB có thể gây ra các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay. Phơi nhiễm PCB có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người, làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.
PCB có liên quan đến các chứng phát ban và ngứa, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư hệ tiêu hoá, gan và da. Hàm lượng PCB trong máu cao có thể liên quan tới bệnh ung thư hệ bạch huyết. Một nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ về liều lượng – phản ứng giữa các hàm lượng PCB trong huyết tương và u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) là một bệnh ung thư hệ bạch huyết.
Xem thêm : Biểu tượng ngôi sao năm cánh có ý nghĩa gì?
Với con nguời, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu phơi nhiễm PCB diễn ra trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể ảnh hưởng đến sự sinh truởng và phát triển của trẻ sơ sinh, dẫn đến phát triển chậm, cũng như làm giảm khả năng miễn dịch.
5/ PCB có mặt trong môi trường tự nhiên như thế nào?
6/ PCB lan truyền trong môi trường như thế nào?
Khi được thải vào môi trường, PCB có thể di chuyển với một khoảng cách dài và tồn tại trong môi trường theo chuỗi thức ăn. PCB được tìm thấy trong đất, nước, trầm tích, và bay hơi một phần nhỏ vào không khí. Thông qua chu trình tuần hoàn không khí và sự luân chuyển của nước, PCB có thể di chuyển rất xa nơi phát thải. PCB đã được tìm thấy trong mô mỡ của động vật và cả con người sống ở Bắc cực, nơi không có các hoạt động công nghiệp.
Trong không khí: PCB bám trong bụi khí, được vận chuyển đến môi trường nước và đất nhờ quá trình lắng đọng khô và lắng đọng ướt (ví dụ: mưa, tuyết) hoặc do côn trùng vận chuyển thâm nhập vào đất.
Trong môi trường nước: Quá trình lắng đọng trầm tích của PCB diễn ra mạnh. Quá trình tích lũy PCB trong trầm tích cho phép lưu giữ PCB trong một khoảng thời gian dài, và do đó PCB thường tồn tại với hàm lượng tương đối cao trong các loại trầm tích. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao hơn, PCB tái hòa tan một phần nhỏ từ trầm tích vào nước và bay hơi từ nước vào không khí.
Trong môi trường đất: Do có kích thước lớn và ít tan trong nước, PCB có khuynh hướng tách khỏi pha nước và hấp phụ trên bề mặt đất, trầm tích hoặc các hạt keo lơ lửng.
Do tính độc hại của PCB đối với sức khỏe con người và môi trường, Công ước Stockholm yêu cầu các nước thành viên xác định, kiểm soát, quản lý và thải bỏ an toàn các thiết bị và chất thải có chứa từ 50 mg trên mỗi kg dầu, tương đương với lượng PCB trong dầu là 50 ppm (50 phần triệu). Việt Nam cam kết dừng sử dụng PCB trước năm 2020 và tiêu hủy an toàn trước năm 2028.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp