Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe cộng đồng nhưng hiện nay môi trường không khí đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng do sự phát triển ồ ạt không kiểm soát và thiếu trách nhiệm với môi trường. Vì vậy việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng là hết sức cần thiết.
Bạn đang xem: Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Trong thời đại công nghiệp, ô nhiễm không khí khó có thể được loại bỏ hoàn toàn, nhưng có thể giảm bớt ô nhiễm không khí bằng các biện pháp sau:
– Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố.
– Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh)
-Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố,….
Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
-Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị.
-Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị.-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất.
-Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân.
– Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
– Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.
– Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
– Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường,..
Ở Việt Nam, để giảm thiểu và quản lý chặt chẽ chất lượng không khí, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 985a/ QĐ – TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí (CLKK) mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần đưa ra những mục tiêu cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ khói bụi.
Quản chặt nguồn phát thải công nghiệp
Tăng cường công tác quản lý CLKK thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát CLKK xung quanh
Kiểm soát tốt các nguồn khí thải, tập trung vào nguồn khí thải công nghiệp, năng lượng lớn và giao thông.
Triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các nguồn thải chính tập trung vào các nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng.
Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố
Tăng số lượng trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục tại các đô thị so với năm 2015 theo đúng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC..
Bên cạnh việc sử dụng nguồn lực trong nước, Việt Nam cần sự hỗ trợ của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý CLKK, kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm không khí, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải…; cũng như sự tham gia của các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu về quản lý CLKK nhằm ứng dụng các công cụ kỹ thuật vào quản lý CLKK. Ngoài ra, các doanh nghiệp, người dân cũng cần tích cực thực hiện các biện pháp về kiểm soát nguồn thải trong những hoạt động của mình nhằm bảo vệ môi trường không khí.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí như lọc không khí bằng phương pháp lọc sinh học, xử lí khí thải bằng công nghệ Biofilter với giá thể vỏ dừa, khẩu trang than hoạt tính NeoMask – chống không khí ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe và sử dụng máy lọc không khí.
1. Lọc không khí bằng phương pháp lọc sinh học.
Lọc sinh học là một biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh các nguyên liệu lọc.
Xem thêm : Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây
Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau:
Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.
Mô tả biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí – quá trình xử lí:
Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao và ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó.
+ Các đơn vị nguyên liệu lọc này gọi là “khối sinh học” (Biocube) được thiết kế bởi EG&G Corporation có kích thước cao khoảng 7 ft và đường kính khoảng 6 ft. Việc sử dụng nhiều lớp nguyên liệu lọc kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp nguyên liệu lọc. Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hay thay mới nguyên liệu lọc.
+ Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hầu hết những hệ thống lọc sinh học hiện nay có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ xử lý được những khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp (<1000ppm) và lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong giới hạn 300-500 ft3/ft2-giờ.
Nguyên liệu lọc:
-Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học. Cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm, biến chúng thành các sản phẩm cuối cùng là nước, CO2 và các loại muối.
-Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn hợp của các chất nền ủ phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc nhằm cung cấp diện tích bề mặt lớn để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Một vài loại nguyên liệu lọc không đáp ứng được về nhu cầu dưỡng chất cho vi sinh vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào các hợp chất đạm và phospho.
-Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5-7 năm trước khi phải thay mới.
2. biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí- Xử lí khí thải bằng công nghệ Biofilter với giá thể vỏ dừa.
Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn,…
Mô tả biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường với giá thể vỏ dừa:
Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc là một bể kín dựng vỏ dừa cho các vi sinh vật trú ẩn và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Vỏ dừa có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, và ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó. Các đơn vị nguyên liệu lọc này gọi là “khối sinh học” (Biocube) . Việc sử dụng nhiều lớp vỏ dừa lọc khí kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp nguyên liệu lọc. Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hay thay mới nguyên liệu lọc. Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho sinh khối tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải càng nhiều càng tốt. Vỏ dừa là nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học (biofilm), đây là một màng mỏng và ẩm bao quanh các vỏ dừa. Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O các loại muối theo phương trình sau:
Không khí ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.
Trong quá trình xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter, các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hệ thống lọc sinh học của chúng tôi thiết kế có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%.
Nguyên liệu lọc khí là vỏ dừa. Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học. Nguyên liệu lọc này nhằm cung cấp diện tích bề mặt lớn để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. . Trong quá trình vận hành khí thải có thể thiếu hụt dưỡng chất cho vi sinh vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào các hợp chất đạm và phospho.
Trong hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter xơ dừa có tuổi thọ từ 2 – 5 năm trước khi phải thay mới.
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường -Dữ liệu thiết kế xử lí khí thải bằng công nghệ Biofilter.
-Diện tích:Thiết kế hệ thống Xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter cần diện tích lớn. Để xử lý lưu lượng khí khoảng 100.000m3 khí/h, một hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ biofiltercó thể cần diện tích gần bằng 100m2.
-Thành phần hóa học và hàm lượng của chất ô nhiễm trong khí thải: Phân tích thành phần hóa học và hàm lượng của nó trong khí thải cần thiết để xác định xem biện pháp xử lý khí thải sinh học có thích hợp hay không. Các hệ thống lọc sinh học hoạt động tốt khi các hợp chất ô nhiễm (không hoà tan trong nước) có nồng độ thấp (<1000 ppm). Một số hợp chất khó phân hủy sinh học (như các hợp chất clo) chimes diện tchs lọc sinh học lớn hơn.
-Thời gian lưu khí: Thời gian lưu khí càng dài sẽ cho hiệu suất xử lý càng cao, song giá thành sản phẩm sẽ tăng cao. Tính toán chính xác nồng độ các chất gây ô nhiễm, vận tốc khí thoát ra, là thước đo để thiết kế hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter. Thông thường, thời gian lưu trú của các hệ thống lọc sinh học biến động trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
-Độ ẩm trong hệ thống: Ẩm độ của luồng khí thải cần phải xử lý rất quan trọng vì nó giữ ẩm độ cần thiết cho các màng sinh học. Do đó, luồng khí thải thường được bơm qua một hệ thống phun sương trước khi bơm vào hệ thống lọc sinh học để đảm bảo ẩm độ của luồng khí thải đi vào hệ thống lọc sinh học phải lớn hơn 95%.
-Kiểm soát pH trong hệ thống: Các sản phẩm phụ của quá trình phân hủy sinh học là các acid hữu cơ. Để duy trì pH từ 6-7,5 cho các vi sinh vật hoạt động tốt, chúng ta cần có hệ thống pH controller.
-Giảm áp cho hệ thống: Việc giảm áp của luồng khí khi đi ngang lớp nguyên liệu lọc nên được hạn chế tối đa. Nếu lớp nguyên liệu lọc gây trở lực lớn cho nguồn khí, ta cần tiêu tốn thêm năng lượng cho máy thổi khí, gây tăng giá thành xử lý. Khả năng gây trở lực cho nguồn khí phụ thuộc vào ẩm độ và độ rổng của lớp nguyên liệu lọc. Độ ẩm tăng, độ rổng lớp nguyên liệu giảm là nguyên nhân gây tăng trở lực cho nguồn khí. Đối với các hệ thống điển hình mức độ giảm áp nằm trong khoảng 1-10 hPa.
-Bảo trì hệ thống: Khi bắt đầu đưa vào hoạt động, hệ thống cần được bổ sung chất dinh dưỡn cho vi sinh một lần/ngày. Sau khi hệ thống đã hoạt động ổn định và đã giải quyết tất cả các vấn đề có thể xảy ra. Tần số thăm có thể giảm xuống 1 lần/nửa tháng hoặc hàng tháng.
Xem thêm : Phân loại tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015
-Ưu điểm:
+Giá thành và giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất.
+Nguyên liệu có sẵn, giá thành rẻ, dễ thay thế.
+ Thiết kế linh động, do đó có thể thích nghi với mọi loại hình công nghiệp và diện tích của xí nghiệp.
+ Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc.
+ Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm <100 ppm.
-Nhược điểm;
+ Hệ thống lọc sinh học khó xử lý được các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp và tốc độ phân hủy sinh học chậm ví dụ như các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa clo.
+ Các nguồn ô nhiễm có nồng độ hóa chất cao cần các hệ thống lớn và diện tích lớn để lắp đặt hệ thống lọc sinh học.
+ Nguồn gây ô nhiễm có mức độ phóng thích chất ô nhiễm biến động cao sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật cũng như hiệu suất xử lí chúng.
+ Thời gian để cho các vi sinh vật thích nghi với môi trường và tạo thành các màng sinh học (biofilm) có thể kéo dài hàng tuần, đặc biệt là đối với việc xử lý các chất hữu cơ bay hơi nên cần người vận hành am hiểu kĩ thuật nuôi cấy vi sinh.
3. biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí sử dụng khẩu trang than hoạt tính NeoMask – chống không khí ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe.
Khẩu trang than hoạt tính có các tác dụng sau:
+ Ngăn ngừa hầu hết sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm khác.
+Lọc hầu hết các mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, khói đen, phấn hoa.Ngăn bụi, khí độc như CO, SO2, NO2, H2S, Andehyt, oxit chì… từ khí thải động cơ ôtô, xe máy,….
+ Bảo vệ hệ hô hấp, giúp hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm trong không khí gây ra.
4. biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí sử dụng máy lọc không khí.
Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… Các ion âm này cũng bám dính vào các phần tử độc hại trong không khí và màng tĩnh điện tích điện dương trong máy sẽ hút và giữ các phần tử này lại.
Trong các phòng kín, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy móc như máy tính, máy in, ti vi, đèn neon… là những thiết bị toả ra nhiều ion dương gây hại cho cơ thể, máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.
Môi trường nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, không khí không được lưu thông cũng là nơi phát sinh và ẩn chứa của nhiều loại vi khuẩn, phin lọc O2 và phin lọc than hoạt tính sẽ có tác dụng tăng cường oxy, thu giữ vi khuẩn và lọc sạch bụi bẩn.
Liên hệ :
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 – (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579 – Hotline 090 3649782 – 0907957895
Website: www.minhphuongcorp.com www.khoanngam.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 13:54
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…